Năm 19 tuổi, vừa khoác áo sinh viên, Trần Bá Thiện gặp phải tai nạn nổ mìn cướp mất đôi mắt khiến cánh cửa tương lai đang rộng mở bỗng nhiên đóng sập lại. Những ngày đầu sau tai nạn, Bá Thiên vẫn nhen nhóm lấy lạ✱i ánh sáng đôi mắt kh♎i bác sĩ ngập ngừng nói: "Vẫn còn hy vọng, có thể một thời gian nữa...". Sau nhiều năm chờ đợi, anh dần hiểu và chấp nhận sự thật vĩnh viễn mất cửa sổ tâm hồn. Khác với sự hụt hẫng, lo sợ lúc đầu, anh làm quen, "mìm cười" với cuộc sống mới. Hiệp sĩ công nghệ thông tin cho rằng không ai giúp mình, hiểu hoàn cảnh của mình bằng chính mình. Nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè cùng ý thức phải đứng vững trước mọi hoàn cảnh là "ánh sáng mới" cho đôi mắt anh.
Trần Bá Thiện xác định hướng đi mới của đời mình là học Anh văn và chơi thật tốt ghita cổ điển. Có lẽ tạo hóa muꦦốn thử thách anh lần nữa, khi tai nạn thương tâm năm nào buộc anh từ bỏ giảng đường, thì cũng chính nó để lại vết sẹo trên ngón cái bàn tay phải, gây trở ngại lớn trong việc luyện tập nhạc cụ mà anh yêu thích. Nhưng anh vẫn cảm thấy lạc quan, ti🅘ếp bước vì "Điều tồi tệ nhất đã trải qua thì còn gì phải sợ". Vậy là anh tiếp tục luyện tập để trở thành một nghệ sĩ ghita cổ điển chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cuộc sống cơm áo gạo tiền buộc anh phải ngậm ngùi rẽ sang hướng khác, đành nói lời chia tay với môn nghệ thuật mà anh yêu thích trên bước đường mưu sinh.
Hành trình chinh phục thế giới số bắt đầu khi Trần Bá Thiện đăng ký theo học khóa vi tính từ xa của Trường Hadley School for the Blind (Mỹ) vào năm 1996. Một khóa học "chay" thuần túy lý thuyết nhưng cũng đủ giúp anh trang bị những nền móng căn bản của tin học dành cho người mù. Tâm sự về cái duyên với công nghệ thông tin, Trần Bá Thiện nói: "Mấy năm trước, tôi là người chẳng biết gì về công nghệ thông tin, chỉ biết nó qua các phương tiện truyền thông như báo, đài✨... Tôi nghĩ nó là một công cụ hữu ích cho những người mù như tôi nên đã tìm♏ hiểu và học hỏi".
Hai năm sau, khi những phần mềm hỗ trợ cho người khiếm thị (phần mềm đọc màn hình) đã có ở Việt Nam, anh mua máy vi tính để "đọcജ" thử những gì mình đã học trên lý thuyết; đăng ký kết nối Internet để bắt đầu lướt trên xa lộ thông tin, tìm kiếm cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới. Sự hỗ trợ của những người bạn sáng mắt và cố gắng của bản thân đã giúp biến khát vọng thành hiện thực: người mù vẫn có thể sử dụng máy tính và lướt web. Khi đó, anh lại bắt đầu ấp ủ ước mơ mới: làm sao để những gì mình biết có thể giúp ích cho cộng đồng, làm sao để ngày càng có nhiều người mù có thể làm bạn cùng chiếc máy tính. Anh chia sẻ: "Khi quyết định dồn nguồn đầu tư vào sản xuất bộ đọc Sao Mai, tôi biết mình đang làm 1 cuộc cách mạng tin học cho người mù Việt Nam. Từ đó người mù có thể sử dụng các phần mềm phổ thông như người sáng như dùng được bộ Microsoft Office". Vào năm 2004, anh trở thành chuyên viên vi tính và được vinh danh là Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
Không dừng lại ở đó năm 2009, anh tiếp tục nhận tấm bằng cử nhân loại khá khoa Xã hội học, trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, TP HCM. Trong suốt bốn năm đại học, Trần Bá Thiệ🥂n gặp nhiều khó khăn. Chi phí sách vở cho người mù cũng cao hơn người sáng rất nhiều, rồi tiền xe đi lại, và chưa kể đến những vất vả do thiếu tài liệu tham khảo, lao đao vì những kỳ thi. Nhưng khó khăn không chiến thắng nổi niền tin trong a🎃nh, và hơn hết là nguồn động viên vô bờ bến từ mái ấm gia đình. Sau đó, anh mạnh dạn tham gia khóa đào tạo từ xa cho học vị thạc sĩ của trường Đại học America University môn chính sách quốc tế dành cho người khuyết tật..
Hiện nay, "hiệp sĩ công nghệ thông tin" Trần Bá Thiện đang đảm nhiệm vai trò giảng viên công nghệ thông tin cho người khuyết tật thuộc Đại học dân lập Văn Lang. Anh cũng là người mù đầu tiên ở Việt Nam được làm giảng viên đại học. Trần Bá Thiện chia sẻ: "Là một người mù, tôi hiểu những khó khăn của người khiếm thị khi tiếp cận với máy tính. Đặc điểm của vi tính là hoạt động trên môi trường đồ họa, nên người khiếm thị muốn sử dụng được phải nhờ vào các phần mềm hỗ trợ có chức năng đọc màn hình. Các phần mềm thông🧸 dụng của nước ngoài chỉ đọc tiếng Anh, vì vậy với những người không giỏi ngoại ngữ thì sẽ gặp trở ngại lớn khi học vi tính". Ngoài ra, Trần Bá Thiện còn làm cố vấn cho Quỹ vì Trẻ em Khuyết tật Việt Na🦂m…
Trong tương lai, "hiệp sĩ mù" muốn làm phần mềm mới cho người khuyết tật; tìm những "mạnh thường quân" để cùng tạo quỹ dưỡng các sản phẩm công nghệ thông tin cho người mù. Anh chia sẻ những dự án này là vì cộng đồng người mù chứ không phải để đạt được danh hiệu này. Trần Bá Thiệ🎀n cho rằng mình cần phải đóng góp thêm nhiều nữa. Không phải để đạt tới những danh hiệu mới nhưng để nhận được thêm sự cổ vũ của các mọi người. Trả lời về sự mãn nguyện nhất sau những thành tích đạt được, hiệp sĩ công nghệ thông tin chia sẻ: "Tôi mãn nguyện nhất cái việc mình không có gì cả. Tôi đã trả lại những cái tôi đã nhận về nơi mà nó đã đến. Hào quang, danh vị, tìn♋h người… tôi trả lại hết bằng cách hoàn thành nhiệm vụ đã được giao. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình là một người vô sản, vô danh".
Phương Thảo
Thông qua cuộc thi viết “Gương nghị lực phi thường” trên Báo Thanh niên, 20 tấm gương nghị lực điển hình đã được chọn để tôn vinh trong hai đêm Gala Tỏa sáng Nghị lực Việt. Anh Trần Bá Thiện là một trong 20 tấm gương đó. Chương trình sẽ được tổ chức vào ngày 21/5 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP HCM và ngày 24/5 tại Sân vận động Mỹ Đình. Chương trình nhằm tô🅘n vinh những tấm gương nghị lựওc điển hình biết vượt qua nghịch cảnh, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng với sự tham dự của một vị khách mời đặc biệt, diễn giả không tay không chân Nick Vujicic. |