Mừng tuổi (Lì xì)
Sau thời khắc giao thừa, việc đầu tiên của nhiều gia đình là con cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ; ông bà, bố mẹ gia (ra) lộc cho con cháu với những lờ🐠i cầu chúc tốt đẹp và ước vọng năm mới. Tiền mừng được đựng trong những🌼 phong bao màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Con cháu chúc ông bà, bố mẹ thêm một tuổi mới mạnh khỏe, thêm thọ. Ông bà, bố mẹ ra (gia) lộc (của mình) cho con cháu ngụ ý khai vận, bảo hộ bình an, trưởng thành 🌌và phát triển.
Cùng một hoạt động "mừng tuổi" (xưa gọi là tiền áp tuế, áp thắng hoặc thủ tuế) nhưng ý nghĩa và nội hàm của lời chúc tụng khác nhau. Vấn đề không phải là tiền và số tiền nhiều hay ít. Ông bà, cha mẹ mong c🍸on cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới. Con cháu cầu chúc ông bà, bố mẹ thêm tuổi mới sức khỏe để có thể bên con cháu dài lâu.
Ở các tính phía Nam, mừng tuổi gọi là "lì xì", được cho là có nguồn gốc từ âm đọc chữ Hán của các địa phương phía Đông nam Trung Quốc. Cụ thể là âm đọc của từ "lợi thị" hoặc♛ "lợi sự" (âm Quan Thoại đọc là lishi, âm Quảng đọc là lì xì, lầy xì). Nghĩa gốc của từ này là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ. Khi được tiền lì xì trẻ sẽ vui cười và tiếng cười của trẻ có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy mừng tuổi cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Bề dưới lì xì bề trên gọi là mừng tuổi, thêm một năm tuổi nghĩa là thêm thọ - một trong "Ngũ phúc Thọ vi tiên" – tuổi thọ càng cao thì phúc càng lớn. Bề trên lì xì bề dưới cũng gọi là "áp niên" - món tiền gia (ra) lộc đầu năm với mong ước trẻ được bình an, may mắn, làm ă𝓡n có tài lộc và cũng được hưởng phúc, thọ♔.
Hái lộc
Người đầu tiên đến chúc tết gia đình mình sau giao thừa hoặc trong ngày đầu năm mới gọi là người xông đất (xông nhà), xưa gọi là "sung niên", 🌌mang tới vận may (vận khí tốt). Vì thế có tục chọn ngày giờ tốt, người có vận niên tốt, hợp tuổi đến xông nhà.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa và phong thủy Phạm Đình Hải, xông đất vào thời𝕴 điểm giao thừa (từ 23h đêm 30 trước đến trước 2h sáng mùng 1) là khung giờ đẹp nhất của bất kỳ năm nào, nghĩa là không cần chọn giờ. Bởi giao thừa là thời điểm "âm dương giao thái" (trời đất giao hòa) tam tài (trời đất và vạn🙈 vật) đều vui vẻ, vượng khí bao trùm.
Với ý nghĩa ý nghĩa đó,🌄 sau khi xông đất, việc xuất hành và đi hái lộc đầu năm cũng nên tiến ꦬhành ngay sau giao thừa. Hái lộc đầu năm có thể coi là một hoạt động không thể thiếu trong tập quán vui tết đón xuân của người Việt với quan niệm hái lộc sẽ mang về những điều may mắn "Tống cựu nghinh tân".
Theo "Việt Nam phong tục sách" của Hiên Viên Đoàn Triển, xưa kia người ta thường chọn một cành cây nhỏ trên đường đi hái lộc đem về nhà, gọi là cành lộc. Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Hải, bẻ cành cây mang về nhà để cầu mong những🐓 điều may mắn là trái với quan niệm của đạo Phật. Từ "hái" trong "hái lộc" âm H🔯án Việt đọc là "Thái" (nghĩa là tuyển chọn, thu thập, gom góp) đồng âm và trong rất nhiều trường hợp được dùng như từ "Thái" trong "sắc thái" (sự tốt đẹp, lời chúc tụng, hoan nghênh, màu cầu vồng". Vì thế từ "Lộc" trong trường hợp này cần được hiểu là vượng khí tốt đẹp của trời đất trong lúc giao hòa, những lời ca ngợi, chúc tụng lẫn nhau trong ngày đầu năm mới. "Du xuân hái lộc với ý nghĩa đó mới là lộc chứ không phải là bẻ chồi bẻ cành mà phạm giới sát của đạo Phật" - ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, hái lộc đầu năm hãy cố gắng giữ tâm tĩnh để lắng nghe vượng khí c𒉰ủa trời đất, vũ trụ thấm vào mình. Những nơi quá ồn ào, náo nhiệt, xô bồ không phải là điểm xuất hành h🌄ái lộc đầu năm.
Hải Hiền