Cuối tháng 10, Bộ Y tế phối hợp cùng Abbott chính 😼thức ra mắt Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Đây là hướng dẫn quốc gia được xây dựng và ban hành rộng rãi tại Việt Nam, giúp chuẩn hóa kiến thức, tạo sự đồng bộ trên toàn quốc cho nhân viên y tế để có thể hỗ꧅ trợ tốt nhất cho thai phụ. Hướng dẫn Quốc gia về đái tháo đường thai kỳ sẽ sớm phổ biến đến nhân viên y tế tại các bệnh viện trên toàn quốc vào năm tới.
Trong vòng ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ10 năm gần đây, đái tháo đường gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam lẫn trên thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới (FIGO) năm 2015, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 16% tổng số phụ nữ mang thai. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huỳnh Khánh Trang - Trưởng bộ môn sản Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa sản bệnh viện Hùng Vương, khảo sát riêng ở bệnh 🧸viện phụ sản Hùng Vương (TP HCM) trong 4 năm 2014-2017 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ luôn ở mức 18-25%. Trung bình cứ 5 thai phụ đến khám thì có một người mắc bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều th🅺ức ăn giàu năn♓g lượng như đường, tinh bột, chất béo. Đái tháo đường thai kỳ thường gặp còn do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ trong thai kỳ dẫn đến tăng đề kháng với insulin, cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.
Đặc biệt những người có bệnh sử gia đình mắc đái tháo đường, những thai phụ mang thai khi trên 35 tuổi, thai phụ trước đó bị thừa cân, béo phì, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, những người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc tiền sử sinh con trên 4kg... chính là nhóm có nguy cơ cao 🅘mắc đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ nếu được phát hiện và 🐎kiểm soát tốt sẽ không gây nên ảnh hưởng cho mẹ và em bé. Ngược lại, nếu chủ quan lơ là, đây sẽ là mಌột trong những "sát thủ thầm lặng", gây nguy hiểm cho mẹ lẫn thai nhi...
Cụ thể như trường hợp một phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị ruột mắc đái tháo đường. Ở tuần thai thứ 23-24, các bác sĩ đã cảnh báo về mối nguy hiểm song chị vẫn chủ quan cho rằng chị gái mình từng mắc đái tháo đường thai kỳ và vẫn sinh con bình thường nên không cần quá lo lắng. Mang thai đến tuần thứ 34-35, chị bất ngờ thấy thai không máy đạp nữa. Đi tái khám ngày hôm sa𓃲u, bác sĩ cho b💮iết thai đã chết lưu vì mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ mà không được kiểm soát. Bác sĩ cho biết thai chết lưu nặng đến 3,5kg, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế thai chỉ nặng trung bình 2,2-2,3kg.
Ngài ra, ở người mẹ nếu bệnh không được kiểm so💙át có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê... Ở em bé, đái tháo đường thai kỳ có thể gia tăng tỷ lệ dị tật thai, rối loạn tăng trưởng, có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn,🍌 liệt đám rối thần kinh cánh tay. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.
Để giúp hạn chế các tác động tiêu cực tới sức khỏe mẹ và bé, trong bảng hướng dẫn Quốc gia các chuyên gia đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho ꦅcác nhân viên y tế về kiến thức bệnh, hướng dẫn cách tầm soát và chuẩn đoán trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Bộ Y tế k🎶huyến cáo phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát glucose huyết tương, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện ở mức vừa phải từ 30 phút/ngày. Bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm soát đường máu bởi các bác sĩ Sản khoa (có chứng chỉ nội tiết) hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường.
Bên cạnh đó, nội dung của hướng dẫn cũng chú trọng nâng cao kiến thức cộng đồng về dinh dưỡng vì đây được xem là liệu pháp hàng đầu để ki﷽ểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt cần kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ. Tùy theo tình trạng din💃h dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân cụ thể.
Hoài Nhơn