HLV Kim Sang-👍sik sinh năm 1976, từng là tiền vệ phòng ngự nổi tiếng ở Hàn Quốc. Ông sinh cùng thời với nhiều huyền thoại bóng đá xứ kim chi như Lee Young-pyo, Ahn Jung-hwan, Cha Du-ri hay Park Ji-sung. Nhưng tất cả đều có điểm chung là khó được thừa nhận năng lực khi chuyển sang làm huấn luyện.
Sau khi giải nghệ mùa 2013, Kim sang Pháp để học thêm kỹ năng huấn luyện, rồi trở về làm trợ lý ở Jeonbuk Hyundai Motors. Năm 2020, ông hoàn tất khóa học bằng Pro của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) rồi trở thành cựu cầu thủ đầu tiên dẫn dắt Jeonbuk từ mùa 2021, cho đến tháng 5/2023. Đây cũng là CLB đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp cầm quân của Kim, trước khi dẫn dắt ĐTQG và U23 🧔💧Việt Nam.
Thời gian Kim cầm quân tại Jeonbuk được xem là thành công, nếu nhìn về mặt thành tích. Ông giúp CLB vô địch K-League 1 năm 2021, đoạt Cup FA 2022, và được vinh danh là HLV xuất sắc của K-League 1 và Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA). Tuy nhiên, Kim được cho là không tạo được dấu ấn về chuyên môn, đồng thời làm mất lòng CĐV Jeonbuk vì không đạt thành tích như mong đợi.
Trước mùa 2021, Kim tuyên bố sẽ cho khán giả thấy một lối chơi bóng đá đẹp mắt, với "sức tấn công nóng bỏng" và cam kết ghi hai bàn mỗi trận. Thực tế, đội ghi 71 bàn qua 38 trận K-League 1, kém mục tiêu📖 năm bàn, nhưng là đội thủng lưới ít nhất với 37 bàn thua. Kim cho biết đã học hỏi chiến thuật từ hai nhà vô địch năm ấy, là Thomas Tuchel - người giúp Chelsea vô địch UEFA Champions League và Christophe Galt♉ier - HLV giúp Lille lật đổ sự thống trị của PSG để vô địch Ligue 1.
Kim trở thành người thứ ba vô địch K-League 1 với tư cách cầu thủ lẫn HLV và là người đầu tiên của Jeonbuk. Tuy nhiên, danh hiệu duy n🍨hất không che mờ được nỗi thất vọng bị loại sớm ở Cup FA bởi đội hạng dưới Yangju Citizen, rồi thua kỳ phùng địch thủ Ulsan Hyundai ở tứ kết AFC Champions League (ACL).
"Nếu không phải vì Ulsan cũng tụt dốc, chức vô địch K-League 1 năm đó hẳn không thuộc về Jeonbuk, và Kim Sang-sik có thể đã mất việc", bài viết trên trang K-League United, vào tháng 5/2023, có đoạn.
Một năm sau, Jeonbuk tuột K-League 1 về tay Ulsan, khép lại năm năm vô địch liên tiếp. Nhờ đoạt Cup FA và vào bán kết ACL, Kim cùng đội bóng gỡ gạc lại danh dự. Tu꧋y nhiên, việc Jeonbuk quyết định gia hạn hợp đồng với ông khiến truyền thông Hàn Quốc đặt dấu hỏi. Sau những lần giăng biểu ngữ ở sân vận động kêu gọi Kim từ chức, khoảng 400 người hâm mộ Jeonbuk đã biểu tình trước trụ sở Jeonbuk, đề nghị HLV và giám đốc điều hành rời đội. Sự hỗn loạn được xem là chưa từng có ở CLB hàng đầu Hàn Quốc.
Dù được gia hạn hợp đồng, Kim cũng không thể trụ lâu ở Jeonbuk. Sau năm vòng đầu K-League 1 2023, Jeonbuk chỉ thắng một, hòa một và thua ba. CĐV đã chặn xe bus chở đội để chỉ trích và đề nghị HLV từ chức. Khi niềm tin chạm đáy, nhà cầm quân sinh năm 1976 chủ động xin chấm dứt hợp đồng vào ngày 4/5/2023, chỉ sau 10 vòng đấu với sáu thất bại, khiến Jeonbuk đứng thứ 10 trong 12 đội K-League 1 khi đó. "Hầu hết người hâm mộ đều mừng vì ông ấy rời CLB", K-League United viết.
Nguyên nhân thất bại cơ bản được cho nằm ở việc Kim thiếu kinh nghiệm dẫn dắt đội một, dù có bảy năm làm trợ lý. Bên cạnh đó, Jeonbuk là CLB danh tiếng nhất xứ kim chi, với tám lần vô địch quốc gia trong 12 năm từ 2009 đến 2020, khiến áp lực thành công luôn đè nặng lên mọi HLV. Nguyên nhân khách quan là do Jeonbuk đang trong quá trình thay máu đội hình, nhiều trụ cột chấn thương và thiếu hụt các tài năng꧃ trẻ U22.
Những lời hứa biến Jeonbuk thành đội tấn công đẹp mắt, hay mở ra 10 năm thành công tiếp theo đã không thể thực hiện. "HLV Kim thiếu chi tiết trong định hình chiến thuật, đồng thời yếu về khả năng quản lý khủng hoảng", bài viết trên tờ Edaily có đoạn.
Trang K-League United phân tích chi tiết hơn, cho rằng Kim áp dụng lối chơi kiểm soát bóng quá an toàn sau khi ghi bàn, thay vì tiếp tục tìm kiếm thêm bàn thắng. Khi đốiꦚ thủ phải dồn lên, Jeonbuk cũng không có ý tưởng để phản công. Ngược lại, khi buộc phải dồn lên ghi bàn, Jeonbuk lại dễ tổn thương trong chống phản công, hoặc hàng thủ mắc sai lầm biếu không bàn thắng cho đối thủ. Ngoài ra, một số ngôi sao không được thi đấu đúng sở trường, như tiền vệ công Paik Seung-ho thường xuyên phải đá tiền vệ phòng ngự. Hai chi tiết giúp HLV Kim Sang-sik được ghi nhận hiếm hoi là có mối quan hệ tốt với các cầu thủ và đặt niềm tin nhiều hơn vào cầu thủ trẻ sau mỗi mùa giải.
Danh tiếng của HLV Kim Sang-sik bị ảnh hưởng sau thất bại ở Jeonbuk. Vị thế của ông không thể so sánh với những HLV hàng đầu Hàn Quốc như Hong Myung-bo (Ulsan Hyundai), Kim Gi-dong (Pohang Steelers), Kim Hak-bum (Jeju United) hay Hwang Sun-hong (U23 Hàn Quốc). Sự nghiệp HLV của Kim Sang-sik chững lại tròn một năm, cho đến khi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công bố bổ nhiệm ông 𒁃vào trưa 3/5. Trước đó, vào tháng 3, HLV Kim có chuyến đi đến châu Âu để theo dõi trận đấu ở các giải vô địch quốc gia hàng đầu và học hỏi kinh nghiệm.
Trái ngược với sự nghiệp huấn luyện, Kim cho thấy tầm ảnh hưởng hoàn toàn khác, trên sân lẫn phòng thay đồ khi làm cầu thủ. Ông được đánh giá là tiền vệ phòng ngự hay bậc nhất mà bóng đá Hàn Quốc từng sản sinh. Sự nổi tiếng giúp ông được đặt biệt danh là "Sik-sama" – một từ ghép giữa tên riêng với kính ngữ trong tiếng Nhật, thể hiện sự tôn trọng rất cao của mọi người 💞dành cho Kim Sang-🧸sik.
Sự nghiệp cầu thủ của ông bắt đầu từ 1999, kéo dài đến cuối 2013, khi Kim quyết định treo giày. Trong thời gi🍃an này, ông chơi 60 trận cho đội tuyển Hàn Quốc, được dự World Cup 2006 và hai lần đứng thứ ba Asian Cup 2000 và 2007. Ở cấp CLB, Kim chơi 458 trận, ghi 19 và kiến tạo 17 bàn cho ba CLB trong nước gồm Seongnam ܫ(1999-2008), Gwangju Sangmu (2003-2004) và Jeonbuk Hyundai Motors (2009-2013).
Kim được xem có sự nghiệp cầu thủ thành công với tám danh hiệu lớn cấp CLB, gồm năm chức vô địch K-League 1 nă📖m 2001, 2002, 2006, 2009 và 2011. Ông nổi danh ở vị trí tiền vệ phòng ngự không ngại va chạm, được đặt biệt danh là "rắn độc" hay "vua thẻ", khi sẵn sàng làm mọi cách để ngăn chặn đối phương.
Cựu tiền vệ sinh năm 1976 cũng từng làm việc cùng HLV Park Hang-seo, khi ông này làm trợ lý cho Guss Hiddink ở đội tuyển Hàn Quốc giai đoạn 2001-2002. Thời thi đấu cho Seongnam, Kim là đồng đội với Shin Tae-yonꩵg - HLV ĐTQG và U23𒁏 Indonesia - giai đoạn 1999-2002. Sau đó, HLV Shin Tae-yong dẫn dắt Seongnam vào năm 2008, cũng là năm cuối Kim Sang-sik gắn bó với đội.
Kim còn có tính cách lạc quan và hòa đồng, nên luôn duy trì không khí tích cực trong đội. Thời cầu thủ, ông thường xuyên đăng ảnh và có những chia sẻ hài hước trên Cyworld - trang blog đầu tiên của Hàn Quốc, khiến người hâm mộ thích thú. Kim từng đăng bức ảnh chụp cùng đồng đội thân thiết Park Ji-sung, khi ấy đang khoác áo Man Utd, kèm dòng trạng thái gây sốt một thời là "J🌸i-sung ơi, nếu đến Man Utd, thì nói tốt cho anh. Cậu bảo với Sir Alex Ferguson rằng Hàn Quốc có tiền vệ phòng ngự như anh rẻ mà tốt lắm". Ngoài ra, Kim còn 💯gây ngỡ ngàng khi nhảy trong lễ đăng quang K-League 1 năm 2019 và 2021 cùng Jeonbuk.
Tuy nhiên, Kim cũng từng suýt mất sự nghiệp do vướng bê bối trốn ra khỏi khách sạn uống rượu vào ban đêm cùng ba đồng đội khác, khi đang cùng đội tuyển Hàn Quốc dự Asian Cup 2007 tại Indonesia. Sau khi sự việc bị phanh phui, KFA cấm Kim Sang-sik lên ĐTQG một năm cùng hai năm không tham gia các giải do liên 𒆙đoàn tổ chức. Tuy nhiên, KFA sau đó vẫn cho Kim thi đấu K-League 1 để hạn chế tổn thất mà CLB chủ quản phải chịu.
Phải đến năm 2012, Kim mới được triệu tập trở lại ĐTQG và góp công giúp Hàn Quốc dự World Cup 2014. Sự thay đổi và thái độ chuyên 🔯nghiệp của Kim giúp ông lấy lại phần nào hình ảnh trước bê bối.
Bên cạnh sự nghiệp cầu thủ lừng lẫy, ông Kim đã tốt nghiệp Đại học Daegu, có bằng Thạc sỹ Khoa Giáo dục Thể chất ở Đại học Yongin. Luận văn Thạc Sỹ của ông là "Mối꧟ quan hệ giữa thái độ của các cầu thủ bóng đá đại học trong cuộc sống ở trường và những căng thẳ♔ng của họ trong thể thao".
Hiếu Lương