- Covid-19 khiến các giải đấu trong nước và quốc tế đóng băng. Trận đấu giữa Việt Nam với Malaysia ở vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á cũng không thể diễn ra như kế hoạch vào cuối tháng 3. Ông thích ứng thế nào với tình hình hiện tại?
- Đó là câu chuyện toàn cầu, chứ không chỉ riêng tôi hay bóng đá Việt Nam. Hồi tháng 2, sau kỳ nghỉ ở Hàn Quốc, tôi trở lại Việt🦩 Nam và phải tự cách ly 14 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chính phủ. Mỗi ngày hai lần, lúc 10h và 15h, các bác sĩ đều đến kiểm tra. Hồi đó, báo chí Nhật Bản nói ông Park Hang-seo được chăm sóc đặc biệt. Điều này không ꦚđúng. Chúng tôi chỉ tuân theo hướng dẫn, chứ chẳng có phương pháp nào đặc biệt. Bản thân tôi cũng không gặp vấn đề gì về sức khoẻ.
Sau thời gian đó, tôi bắt tay vào công việc quen thuộc. Hàng ngày, tôi họp với Ban huấn lu𝄹yện để chuẩn bị cho các giải đấu, bàn thảo về chiến thuật và con người. Mọi thứ không khác nhiều. Chỉ là tôi không ra ngoài vào cuối tuần nữa vì V-League và c꧟ác giải chuyên nghiệp của Việt Nam đã tạm dừng.
- HLV của Indonesia, Shin Tae-young (người Hàn Quốc) rồi HLV của Thái Lan, Nishino Akira (người Nhật Bản) đều chọn cách trở về quê hương trong đợt đại dịch này. Tại sao ông vẫn ở lại Việt Nam?
- Tôi không có thói quen quan tâm đến chuyện của người khác. Ai cũng có quyền làm điều họ cho là đúng. Với tôi, điều quan tâ💜m nhất lúc này là nâng cấജp bóng đá Việt Nam.
2020 là năm quan trọng và đầy thách thức của bóng đá Việt Nam. Các đội tuyển, từ U23 đến đội tuyển quốc gia, đều có những giải đấu lớn. Và chúng tôi đã khởi đầu không tốt khi U23 không vượt qua vòng bảng giải♚ U23 châu Á ở Thái Lan hồi tháng 1. Có người vẫn hỏi tôi về nguyên nhân thất bại. Nói thì vô cùng, vì thành bại trong bóng đá có nhiều yếu tố kết hợp. Nòng cốt đội hình vẫn là các cầu thủ U22 giành HC vàng SEA Games 2019. Tuy nhiên, chúng tôi có quá ít thời gian chuẩn bị. Các cầu thủ trụ cột, người thì chấn thương, người thì bị quá tải. Các đối thủ, kể cả những đội được đáﷺnh giá cao hơn như UAE hay Jordan, cũng chọn lối tiếp cận thận trọng quá mức khi đối đầu Việt Nam.
Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi chỉ phải chăm lo cho đội tuyển quốc gia, nhưng cùng lúc thi đấu ở h🐭ai đấu trường quan trọng nhất là vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á và AFF Cup - giải đấu mà Việt Nam♐ là đương kim vô địch.
- Việt Nam đứng đầu bảng G tại vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á, nhưng giải đấu tạm hoãn vì Covid-19. Điều này lợi và hại thế nào?
- Chặng đường còn lại ngắn nhưng rất gian nan, khi Việt Nam lần lượt làm khách của Malaysia, tiếp đón Indonesia và cuối cùng đến sân của UAE. Đối🧸 đầu Malaysia có lẽ là thách thức lớn nhất. Đối thủ này còn nguyên hy vọng, đội hình chất lượng và quan trọng là họ được chơi trên sân nhà. Theo thông tin tôi nắm được, việc trận đấu bị hoãn giúp Malaysia có thêm thời gian để hoàn tất việc nhập tịch cầu thủ thứ tư.
Nhưng đổi lại, chúng tôi cũng có thời gian để cải thiện bản thân. Thách thức càng cao thì cơ hội càng 🅘lớn. Nếu đánh bại Malaysia, Việt Nam sẽ duy trì ngôi đầu và bước vào những trận đấu tiếp theo với một vị thế rất khác, nếu không muốn nói là rộng cửa vào vòng loại cuốiꩲ cùng của World Cup 2022. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giành chiến thắng tại Malaysia.
- Sau hai năm từ thành công với giải U23 châu Á ở Thường Châu (Trung Quốc), lối chơi của Việt Nam có dấu hiệu bị bắt bài. Ông nghĩ thế nào về nhận định này?
- Đúng là các đối thủ đã nắm rõ 🍎chiến thuật của chúng tôi. Nhưng các bạn cũng phải thấy rằng suốt hai năm qua, vẫn với chiến thuật đó, Việt Nam đã thành công với nhiều cấp độ đội tuyển, từ U22 với tấm HC vàng SEA Games 2019, U23 đến đꦓội tuyển quốc gia với chức vô địch AFF Cup 2018.
Là những HLV chuyên nghiệp, chúng tôi hiểu yêu cầu💧 của sự thay đổi. Nhưng điều đó cũng cần thời gian. Hiện tại, tôi và Ban huấn luyện liên tục thảo luận, tìm ra những chi tiết dù là nhỏ nhất để cải thiện chiến thuật hiện tại cũng như chuẩn bị những phương án mới. Nhưng chiến thuật phải phù hợp với cầu thủ hiện có. Các cầu thủ phải thích ứng được với nó và giúp họ nâng tầm. Không phải cứ nói chiến tღhuật mới là có ngay. Chúng tôi đang nỗ lực hàng ngày.
- Căn cứ nào để ông tìm ra các kế hoạch mới?
- Hàng ngày chúng tôi xem băng hình, phân tích chi tiết từng cầu thủ, xem họ xuống thể lực ở thời điểm nào. Từ đó, Ban huấn luyện sẽ tìm cách để nâng cao thể lực. Nói gì thì n💫ói, không có nền tảng thể lực tốt thì cầu thủ chẳng thể đảm bảo được các yêu cầu chiến thuật. Hiện tại Việt Nam sở hữu nhiều tiền vệ tốt, nên chúng tôi rất muốn tận dụng nguồn sức mạnh đến từ vị trí này. Chúng tôi cũng đang cố gắng xây dựng ba hệ thống chiến thuật khác nhau. Như vậy, chúng ta sẽ có những phương án sẵn sàng để thay đổi trước các đối thủ khác nhau. Tất nhiên, tôi không thể nói quá rõ về điều này.
- Một vấn đề với bóng đá Việt Nam lúc này là không có những gương mặt mới để tạo đột biến. Theo ông nguyên nhân vì sao?
- Những năm gần đây, thành công từ các cấp đội tuyển đã thổi làn gió mới vào đời sống bóng đá Việt Nam. Người hâm mộ cũng quan tâm nhiều hơn đến các cầu thủ, các giải đấu... Nhưng, nhiều ngư꧅ời quên mất rằng, giải vô địch quốc gia mới là nền tảng của mọ𒀰i đội tuyển. Mà cụ thể ở đây là V-League.
Tuy nhiên, giải đấu này đang không trình làng được nhiều gương mặt mới. Có nhiều nguyên nhân, trong đó cốt lõi là các CLB không chú trọng vào đào tạo trẻ. Họ ít cho các cầu thủ trẻ thi đấu. Tôi biết, sử dụng cầu thủ trẻ có thể ảnh hưởng thành tích, nhưng họ cần nhìn về tương lai dài, 5-10 năm sau. Chuyện này có lẽ phụ thuộc vào cơ chế. Theo tôi, để tốt cho bóng đá Việt Nam, các đội cần đầu tư vào bóng đá trẻ. Đặc biệt, các giải cần quy định số cầu thủ trẻ 𒁃phải được vào sân trong mỗi trận đấu. Bên cạnh đó, có đến 80% các đội bóng ở V-League dùng ngoại binh trên hàng tấn công, dẫn tới việc các tiền đạo nội ít có cơ hội thi đấu.
- Sự thiếu hụt các tiền đạo mà ông vừa nhắc đến, trên thực tế, nghiêm trọng đến mức nào?
- Năm ngoái, ở vị trí trung phong, tôi chỉ có thể sàng lọc và lựa chọn Nguyễn Anh Đức, Hà Đức Chinh và Nguyễn Tiến Linh. Bây giờ, Anh Đức đã giã từ. Ban huấn luyện đã làm tất cả những gì có thể để tìm người thay thế. Nhưng thực sự khó khăn. Không có nhiều tài năng như Đức Chi𝓀nh hay Tiến Linh. Cũng có thể Việt Nam không thiếu tiền đạo trẻ triển vọng, vấn đề ở đây là kinh nghiệm thi đấu. Họ cần được các CLB cho ra sân nhiều hơn, tích luỹ kinh nghiệm để trưởng thành.
- Hàng loạt tuyển thủ từng đá ở Thường Châu như Duy Mạnh, Xuân Trường, Đình Trọng... đều đang chấn thương. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
- Cầu thủ chấn thương thì trước tiên là do thiếu may mắn. Nhưng chúng ta có thể ngăn chặn, hạn chế được điều đó. Bắt đầu từ các CLB. Họ cần chú trọng tới đội ngũ y t෴ế, cần có hệ thống y tế chuyên biệt. Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp cầu thủ tránh được chấn thương nghiêm trọng và phải nghỉ dài hạn. Tiếp đó là chuyện chất lượng sân bãi꧟.
Ở phần đội tuyển, chúng tôi đang xem xét những phương án để thay thế, tránh nhữ💙꧑ng trường hợp bị quá tải. Tuy không thể hoàn hảo, nhưng Ban huấn luyện phải có các giải pháp cơ bản cho từng vị trí ở đội tuyển quốc gia.
- Bị hạn chế các hoạt động vì Covid-19, vậy bên cạnh thời gian họp với Ban huấn luyện, ông còn làm gì?
- Tôi học tiếng Việt. Thật chẳng dễ chút nào (cười). Sau khi trở lại Việt Nam hồi tháng 2, tôi học hai buổi mỗi tuần. Nhưng sau khi có lệnh cách ly xã hội từ Chính phủ, tôi phải tạm dừng. Khi đại dịch qua đi, chú🦩ng tôi sẽ tiếp tục học, cả tôi và các thành viên trong Ban huấn luyện người Hàn Qu🔯ốc.
- Ông có thể nói một câu nào bằng tiếng Việt lúc này?
- Hãy giữ sức khoẻ.
Lâm Thoả