Gần đây, có nhiều tranh cãi về tương lai chiếc ghế của HLV Philippe Troussier. Theo tôi, vấn ꦫđề ở đây của bóng đá Việt Nam không phải là tìm kiếm một HLV giỏi, đẳng cấp thế giới, mà là lựa chọn một người phù hợp với yếu tố con người và năng lực của chúng ta. Ông Park là một ví dụ điển hình cho điều này. Khi cái gì phù hợp thì hiệu quả sẽ được đẩy lên đến mức cao nhất. Cái tốt ꧋nhất của ông Park là đã dựa vào những cái đang có của bóng đá Việt Nam và phát huy nó tới mức tối đa, từ đó đem về những thành công ngay lập tức.
Còn chuyện sự phát triển có liên tục hay xuất hiện những quãng nghỉ, phong độ cầu thủ chùng xuống cũng là chuyện đương nhiên mà bất cứ đội bóng nào cũng phải đối mặt. Quan trọng là chúng ta duy trì được nhịp độ ở mức ổn rồi chờ thời cơ để bứt lên tiếp. Người hâm mộ Việt nên có một cái nhìn đúng về thực lực của chính mình. Đừng nghĩ là rằng hôm nay chúng ta đứng to⛄p đầu trong khu vực Đông Nam Á là ngày mai có thể một sớm một chiều vươn mình trở thành một đội bóng lớn ở châu lục, hay thay đổi đẳng cấp trên bản đồ bóng đá thế giới.
Vì sao ông Park phải chọn lối chơi phòng thủ phản công trong suốt những năm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam? Đơn giản vì nó phù hợp với thể chất người Việt. Nếu cầu thủ Việt có được thể hình, thể lực và tư duy chơi bóng tốt thì chắc chắn chúng ta có thể áp dụng lối đá khác đi. Nhưng bản chất của bóng đá Việt thế nào sau nhiều năm? Cầu thủ có đạt tới trình độ đẳng cấp khác để đáp ứng được yêu cầu thay đổi lối chơi không?
Bản thân ông Troussier từng phát biểu sau trận thua Indonesia rằng: "Hiện tại, đội mới duy trì thể lực được khoảng 60-70 phút, còn cuối trận thường đuối". Trong khi đó, lối chơi kiểm soát mà ông lựa chọn lại "yêu cầu cường độ cao, khi không có bóng cũng phải di chuyển, nên mỗi trận một cầu thủ chạy 🌱trung bình từ 8-10 km". Thế nên, để thúc đẩy cầu thủ thì giải quốc nội cũng phải cải thiện, vì tất cả cầu thủ đang chơi trong nước. Đáng tiếc đó lại là đi⛎ều mà chúng ta chưa làm được, nên thất bại là điều tất yếu.
>> Tôi tin tuyển thủ trẻ Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ
Theo tôi, nguyên nhất thất bại đơn giản là lối chơi hiện tại không phù hợp với đội tuyển Việt Nam, dẫn tới sự thất thế, trượt dài. T💟ôi thử hòi, liệu ông Troussier và Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã có những chuẩn bị gì cho việc cải thiện chất lượng các giảiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đấu quốc nội trong suốt một năm vừa qua để rồi hôm nay chúng ta phải chịu thất bại ê chề như vậy? Hay đó chỉ là những lời nói không đi kèm hành động và để mặc cho cầu thủ tự hoàn thiện mình?
Tất nhiên, ông Troussier trước giờ luôn có tư tưởng kiểm soát bóng, đó là phong cách riêng của mỗi HLV. Thế nên, bắt ông ấy chọn lối đá phòng ngự như thời HLV park Hang-seo là không thể. Nhưng nếu nói là chúng ta chọn ông Troussier để phát triển bóng đá Việt Nam theo định hướng chơi bóng của vị chiến lược gia này, thì tôi lại càng hoang đường hơn nữa: chúng ta chọn ông vì tiêu chí gì, dựa trên những cơ sở nào để tin tưởng sẽ thành công nếu đi theo triết lý kiểm soát bóng của ông?
Có người bào chữa rằng dù đội tuyển Việt Nam thua cả ba trận nhưn♍g thời lượng kiểm soát bóng đã tăng lên đáng kể so với thời trước. Nhưng tôi cho rằng cầm bóng nhiều chẳng nói lên điều gì cả nếu không có hiệu quả về mặt tỷ số. Cũng giống như việc một đội bóng tung rấtജ nhiều cú sút về khung thành đối phương nhưng không thể ghi nổi bàn thắng thì cũng chẳng để làm gì. Trong khi một đội bóng cầm bóng ít, dứt điểm ít nhưng hiệu quả cao và ghi được bàn, vẫn có thể chiến thắng chung cuộc.
Có người phản biện rằng nếu thủﷺ mãi thì sao thắng được? Nhưng nên nhớ rằng dưới thời HLV Park, chúng ta không hề chơi theo kiểu tử thủ, mà là phò⛦ng thủ dình dập và chờ cơ hội phản công chớp nhoáng. Phản công trong thế trận phòng thủ là trạng thái chuyển đổi cực nhanh và gây rất nhiều bất ngờ cho đối thủ. Đá chậm nhưng chắc còn giúp chúng ta lợi dụng được những sơ hở của đối thủ khi mải mê tấn công mà lơ là phòng thủ, để từ đó tung những đòn hồi mã thương mang tính quyết định để định đoạt số phận trận đấu.
Thực ra, chẳng phải tới thời HLV Park chúng ta mới chơi bóng theo kiểu này. Trước đó, từ thời HLV Calisto, tuyển Việt Nam cũng vô cùng thành công với lối chơi phòng ngự phản công và đoạt AFF Cup. Tuy rằng cách chơi này có phần xù xì, thiếu hoa mỹ, nhưng nó lại vô cùng hiệu quả trong mộᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚt thế giới bóng đá mà tính thực dụng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Nếu không thắng được những trận quan trọng thì dù đá đẹp đến mấy, chúng ta cũng làm sao có được thành tích?
Cổ động viên Việt Nam có một điểm lạ là cứ đội nào thắng mình là nghĩ đội đó mạnh, thay vì tự nhận rằng mình😼 kém. Nói một cách công bằng, Indonesia, Iraq cũng không quá giỏi, chẳng qua là chúng ta chơi tệ, sai lầm nên tự thua mà thôi. Chỉ riêng việc ông Troussier cho toàn cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm thi đấu ở những giải đấu lớn như thế này, tôi đã thấy không hợp lý chút nào, thất bại là đương nhiên.
Ở đội tuyển bây giờ, tôi hoàn toàn không nhìn thấy đ🎐ược bất cứ sự kế thừa nào t🥂ừ kinh nghiệm trận mạc của những lứa đàn anh. Trong khi lứa tân binh mới lên tuyển cũng chẳng thể hiện được gì nhiều. Thế nên, tự chúng ta đã đánh mất đi sức mạnh nội tại của mình, kết quả ba trận toàn thua đến như một hệ quả tất yếu.
Tất nhiên, tôi khôngﷺ hề phủi sạch những đóng góp của ông Troussier cho bóng đá Việt Nam suốt thời gian qua, cũng không đánh giá năng lực cầm quân của ông sau những thất bại. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng ông không phải lựa chọn phù hợp với đội tuyển Việt Nam thời✱ điểm này. Sự lệch pha giữa tư duy của HLV với những thứ mà một nền bóng đá đang có chính là nguyên nhân chính khiến chúng ta lún sâu vào thất bại như ngày hôm nay.
>> Theo bạn, HLV Troussier có phù hợp với bóng đá Việt Nam? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.