Đã nhiều lần tôi muốn nói tới câu chuyện "Người trẻ mất kết nối với họ hàng" nhưng hôm nay mới có dịp thổ lộ những suy nghĩ của mình. Quê tôi ở Hải D🌌ương nhưng hiện giờ cả gia đình đang sống ở Quảng Ninh. Khi bố mẹ còn sống, tôi thường xuyên đưa gia đình về thăm quê. Ngoài những ngày lễ, Tết, tôi cũng thường xuyên về chơi với gia đình.
Tuy nhiên, từ khi bố mẹ về cõi vĩnh hằng🍃, tôi chỉ còn về vào dịp Tết và ngày giỗ của bố, mẹ. Tôi còn nhớ câu thơ của một nhà thơ ở miền Trung mà mình từng đọc: '"Con ít về từ khi mẹ ra đi". Đúng như vậy, bố mẹ tôi đã ra đi cách đây hơn 20 năm và kể từ đó, tôi chỉ về tranh thủ về quê mỗi khi có giỗ chạp, hiếu hỷ. Đặc biệt, tôi rất ngại qua đêm ở quê.
Người Do Thái có câu: "Khách cũng như là cá, ba ngày là có mùi". Nói thật, bây giờ về quê, tôi chẳng biết ai còn, ai mất, có người nhìn mặt thì quen quen mà tôi cũng không thể nhớ nổi tên của họ. Vừa rồi, tôi về viếng đám tang đứa cháu (con anh trai). Trong khi ngồi tiếp khách, đứa em trai tôi chỉ vài người và hỏi: "Anh có biết quan hệ họ hàng thế nào không?". Tôi cười vì chỉ biết là có họ hà🔯ng, còn cụ thể vai vế thế nào thì tôi không không rõ lắm.
Có lẽ, chỉ những nguời🎉 xa quê lâu năm như tôi mới rơi vào tình trạn🌠g khó xử như vậy. Đời tôi còn vậy thì trách sao được thế hệ con, cháu của tôi sau này mất gốc".
Đó là chia sẻ của độc giả Thienthan về tình trạng người trẻ Việt ngày càng xa cách họ hàng. Câu chuyện này âm thầm diễn ra nhiều năm nhưng nay phổ biến ở nhóm𝔍 người trên 20 tuổi - nhóm ít bị ràng buộc bởi tư tưởng giữ gìn truyền thống, duy trì các mối quan hệ trong đại gia đình. Câu hỏi đặt ra là nên hay không cắt đứt quan hệ với họ hàng cả năm không gặp? Và chuyện người trẻ mất kết nối với họ hàng liệu có đáng lo?
>> 'Tết mất ý nghĩa nếu không thăm chúc họ hàng'
Nói về thực trạng này, bạn đọc Tuta nêu quan điểm: "Ông bà ta đã nói "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Đó là giá trị gắn bó tình cảm gia đình, dòng họ mà từ xa xưa ông bà ta đã nhìn nhận ra. Khi tình cảm gia đình, dòng họ được gắn kết, nó sẽ lan tỏa ra ngoài xã hội, tạo nên tình làng🐭 nghĩa xóm. Từ tình nghĩa ấy, con người dễ đồng cảm, gắn kết, cùng hợp tác, chia sẻ tình cảm, công việc làm ăn, vui buồn có nhau, dễ tha thứ, thông cảm với nhau để cùng chung sống.
Tiếc rằng, ngày nay, nền cô🦹ng nghiệp hóa hiện đại cộng thêm kinh tế thị trường đã làm thay đổi lối sống của mỗi người, mỗi gia đình. Do tác động của môi trường dẫn đến những thay đổi lớn trong đời sống xã hội, khiến tình trạng di dân, công ăn việc làm, áp lực công việc, quan hệ xã hội... có rất nhiều biến động, ảnh hưởng⛄ không nhỏ làm cho tình cảm con người trở nên sơ cứng, thu hẹp các mối quan hệ họ hàng, phát triển các mối quan hệ trong công việc làm ăn, thương vụ, lợi ích...
Giới trẻ là con, là cháu sẽ xa 🐭dần với dòng họ là điều khó tránh. Ngày xưa con người sống cùng làng, cùng xã, không nói vẫn biết là có quan hệ máu mủ họ hàng. Ngày nay, chúng ta sống xa cách nhau, gặp nhau cũng chỉ đôi chút, còn lại quanh năm hững hờ, tình cảm quan hệ sẽ nhạt phai theo thời gian do khách quan. Ông bà, cha mẹ cố níu kéo để bọn trẻ gần gũi, thắt chặt quan hệ với họ hàng cũng thật sự rất khó khăn.
Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa một v🐻ài thế hệ Việt sẽ mất gốc, không biết mình quê quán, gốc tích ở đâu? Lúc đó ông bà, cha mẹ cũng không còn trên đời để gắn kết. Xu hướng đó giống như một lẽ tự nhiên, nó sẽ ꧟đến mà không ai còn cho rằng đó là tội lỗi".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.