Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xếp công việc tìm kiếm vaccine Covid-19 là ưu tiên quan trọng hàng đầu. Ng☂a thu thập số liệu từ hơn 750.000 ca nhiễm nCoV, trở thành quốc gia đứng thứ 4 chịu ảnh hưởng từ đại dịch.
Tuyên bố lưu hành vaccine của Nga là m🃏ột phần trong cuộc chạy đua phát triển biện pháp ngừa Covid-19. Đồng thời, nó cũng tạo ra một trận chiến trong việc quốc gia nào sẽ nhận được những liều đầu tiên.
Tuy nhiên, một số chuyên gia của Tây Âu tỏ ra nghi ngờ về điều nàﷺy.
"Chúng tôi không nghĩ vi🐬ệc này có tính khả thi," Peter Shapiro, một nhà nghiên cứu về dược học tại công ty GlobalData, nhận định. Ông cảnh báo rằng Nga, giống như nhiều quốc gia lớn khác, phê duyệt việc lưu hành vaccine vì động cơ chính trị.
"Hoặc khả năng cao là loại vaccine đó, ✤nếu có được lưu hành tại Nga, vẫn cần đến sự ủng hộ từ phương Tây. Việc một vaccine nhận được đồng thuận tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu chưa từng có tiền lệ. Nga không phải là nước có ư💝u thế sản xuất thuốc và các sản phẩm sinh học xuất khẩu." theo ông Shapiro.
Mỹ, Tây Âu và Tru꧂ng Quốc đều thiết lập chương trình nghiên cứu vaccine riêng và trở thành nhà cung ứng tiềm năng. Ngay cả khi các cuộc đàm phán và quá trình phê duyệt thành công, cuộc chạy đua toàn cầu sẽ khiến Nga gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại vaccine có tiềm năng khác.ꦯ Điều đó thôi thúc nước này đẩy mạnh chương trình sản xuất của riêng mình.
Kirill Dmitriev, Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của chính phủ Nga (RDIF), kiêm Giám đốc Học viện Gamaleya, vô cùng tự tin trước các đối thủ cạnh tranh, cho biết ông sẽ chủng ngừa cho☂ chính mình và cả gia đình, bao gồm cha mẹ - những người trong độ tuổi 70.
Vaccine được tài trợ bởi Quỹ đầu tư trực tiếp♐ của chính phủ Nga (RDIF), do Học viện Gamaleya ở Moscow phát triển, đã hoàn thành giai đoạn một, thử nghiệm trên 50 người. Tất cả đều là thành viên quân đội.
Đến nay,🦩 kết quả nghiên cứu vẫn chưa được công bố.
Việc phát triển vaccine phòng Covid-19 ở Nga khác với cách tiếp cận của Mỹ và châu Âu. Dmitriev tuyên bố vaccine đã được thử nghiệm trên một nhóm tình 🐼nguyện viên cụ thể, bao gồm cả ở những người thuộc diện trong và ngoài nghiên cứu chính thức. Giám đốc Học viện Gamaleya khẳng định ông và nhân viên của mình đã được chủng ngừa loại vaccine này trước khi những thử nghiệm chính thức được bắt đầu. Động thái này cũng khiến các chuyên gia quốc tế e ngại.
Theo Sergey Shulyak, tổng giám đốc điều hành công ty DSM Group tại Moscow: "Tình huống này giống như một cuộc đua và n🌞hững thử nghiệm lâm sàng có lẽ vẫn chưa đủ để khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine."
Vừa qua, Mỹ và Can🌞ada đã cáo buộc Nga sử dụng phần mềm gián điệp nhằm ăn cắp các dữ liệu khoa học về vaccine của các quốc gia này.
Ông Dmitriev khẳng định Nga không cần ăn trộm thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, bởi chính quyền đã ký một bản thỏa thuận với AstraZeneca. Mục tiê💫u cam kết là tiến hành sản xuất vaccine Covid-19 tại R-Pharm, một trong những công ty về dược phẩm lớn nhất đất nước.
"Tất cả những gì cần thiết để sản xuất vaccine ở Anh đã được chuyển giao cho R-Pharm", Dmitriev phát biểu. "AstraZeneca đã ký cam kết chuyển giao toàn bộ sản phẩm vaccine🐠 của Anh cho R-Pharm".
AstraZeneca vẫn chưa lên tiếng về việc này. Đến nay, không thể khẳng đị🐷nh liệu AstraZeneca có chuyển giao toàn bộ công nghệ cần thiết để sản xuất vaccine tại Nga hay chưa.
Mạnh Kha (Theo SCMP)