Hình ảnh phim Sương gió biên thuỳ, do đạo diễn Hồ Ngọc Xum thực hiện. |
- Tại sao trong ông thường mời các diễn viên nghiệp dư đóng phim của mình?
- Diễn viên nổi tiếng thường đòi cát-xê cao, trong khi tiền đầu tư cho phim của chúng tôi chỉ vài trăm triệu đồng. Mặt khác, làm những phim như Nợ đời, Sương gió biên thùy... , đoàn phải đi xa để quay, vừa mất thời gian lại vừa vất vả. Với tư cách đạo diễn, tôi luôn đòi hỏi diễn viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ từ việc đọc, thuộc kịch bản. Diễn viên "sao" ngày chạy sô dăm ba chỗ, khó có thể đảm bảo được tiến độ. Hơn nữa, bản thân tôi nghĩ rằng chọn diễn viên hợp vai quan trọng và khó hơn lựa người đẹp nào cho phim. Đặc biệt, khi đóng phim bối cảnh thời xưa, diễn viên phải có khả năng biểu đạt tâm lý nhân vật. Đó là lý do vì sao tôi chọn Hồng Vân, Trizzie Phương Trinh và các diễn viên nghiệp dư. Hồng Vân (trong Con nhà nghèo) không đẹp nhưng diễn xuất rất có hồn. Trizzie Phương Trinh (Ngọn cỏ gió đùa) lần đầu tiên nhận vai chính nhưng thể hiện khá thành công. Còn ở góc độ nghệ thuật, phim hay là sự tổng hợp của các yếu tố: kịch bản tốt, đạo diễn có tài, diễn viên có nghề chứ không phải là phim có những pha gợi cảm, phô bày hình thể. Trường hợp của Nợ đời cũng vậy. Đó cũng là một⛦ cách tôi lă♏ng xê diễn viên trẻ nếu thấy họ có trình độ.
- Yếu tố nào để ông tin rằng nếu chuyển thể "Nợ đời" thành phim màn ảnh rộng thì sẽ đắt khách?
- Truyện phim khá hấp dẫn. Nhân vật chính là Phục, một cô gái quê xinh đẹp lên thành thị sống. Phục được một chàng trai ở quê yêu thương nhưng cô lại yêu người thành thị và bị lừa dối. Chủ nhà đuổi cô ra đường với cái thai trong bụng. Phục được một người đàn bà cưu mang và cho học đàn. Dần dần, cô trở nên nổi tiếng với tài đàn hát. Rồi người tình đầu tiên quay trở lại với cô và tiếp tục lợi dụng, sau đó cô gặp rắc rối từ phía đứa con... Nợ đời còn đan xen cảnh ngộ của những người đàn bà truân chuyên khác. Về phía người xem, mỗi đối tượng đều có tâm lý và sở thích khác nhau, có người thích những phim gây cảm giác mạnh, nhưng cũng có người thích lối phim dung dị và giàu chất nhân văn. Tất nhiên khi đưa lên màn ảnh rộng thì tôi phải nén 10 tập Nợ đời thành một phim ngắn 60 phút. Mọi xung đ🦹ột, tình tiết, diễn biến tâm🍸 lý, tính cách nhân vật cũng sẽ cô đọng hơn.
- Đây là phim thứ 3 ông sử dụng kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh (sau "Ngọn cỏ gió đùa" và "Con nhà nghèo"). Cái khó nhất khi làm phim từ tiểu thuyết của nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX này là gì?
- Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có cốt truyện giản dị, mộc mạc và mang phong vị Nam Bộ xưa rất rõ. Bởi vậy, tái hiện bối cảnh lịch sử thời 1939-1945 một cách chân thực không phải điều dễ. Cụ thể là việc chọn phục trang và bối cảnh trong điều kiện VN chưa có trường quay lớn. 4 tháng trời cả đoàn làm phim đã long đong từ Gò Công, Sa Đéc, Cần Thơ, Sài Gòn tới Vũng Tàu, để tìm bối cảnh quay ngôi nhà cổ. May thay, cuối cùng đoàn đã chọn được một căn hộ trước đây là nhà của người tình nữ văn sĩ Pháp M. Duras (tác giả tiểu thuyết Người tình) ở Sa Đéc. Ngoài việc chọn nơi quay thì thuyết phục gia chủ sao cho hꦍọ đồng ý để mình sửa chữa, tái dựng bối cảnh cũng là điều rất khó.
- Sau "Nợ đời", ông sẽ tiếp tục gắn bó với Hồ Biểu Chánh chứ?
- Có lẽ duyên nợ của tôi với cụ còn dài. Sau Nợ đời, anh Thanh Hoàng sẽ chuyển thể kịch bản tiểu thuyết Đại nghĩa diệt thân của cụ. Tôi hy vọng được làm tiếp phim này.
Hiền Hòa