Ngày 21/8/1986, một tiếng ầm ầm kỳ lạ phát ra từ hồ Nyos ở tây bắc Cameroon. Sáng hôm sau, 1.746 người và hơn 3.500 gia súc trong phạm vi 25 km xung quanh hồ đã chết, theo IFL Science.
Ephriam Che, nông dân sống ở ngôi nhà gạch bùn trên vách đá gần đó, nghe thấy tiếng động vào khoảng 9 giờ tối. 🧜Chẳng mảy may để ý, ông đi ngủ không lâu sau đó. Khi thức dậy vào ngày hôm sau, ông đi xuống thác nước và thấy thác đã khô cạn một cách kỳ lạ. Càng kỳ lạ hơn là toàn bộ nơi đó vô cùng yên tĩnh, không nghe thấy bất kỳ âm thanh của chim chóc, động vật, thậm chí côn trùng. Hoảng sợ, Che tiếp tục đi xuống đồi về phía ngôi làng ven hồ và nghe thấy tiếng thét lớn.
Halima Suley, một nông dân chăn bò sống trong làng đang đứng ở đó, tuyệt vọng cầu cứu Che. Xung quanh bà là thi thể của 31 thành viên trong gia đình cùng với 400 gia súc. "Không có ruồi bò đậu trên thi thể bởi ngay cả ruồi cũng chết", Che mô tả với t꧃ạp chí Smithsonian.
Không có dấu hiệu vật lộn ở trong làng, nơi hàng trăm người chết ở nguyên tư thế như lúc 9 giờ tối khi tiếng động kỳ lạ xuất hiện. Manh mối duy nhất là mùi𝄹 trứng thối và dấu vết khác thường trên cơ thể người chết và người sống. "Khi tỉnh dậy, tôi có những vết bỏng trên cánh tay trái. Lúc đó, tôi không cảm thấy đau. Cánh tay gần 🔥giống như hoại tử do vết thương", Monica Lom Ngong, một người sống sót, kể lại.
Không ai biết rõ chuyện gì xảy ra, mọi người suy đoán đó có thể là một vụ tấn công hóa học hay thậm chí do hiện tượng siêu nhiên. Những người෴ sống sót đa phần là người nhanh chân chạy tới chỗ cao hơn cách xa hồ nước. Theo lời kể của nh♏ân chứng, các thành viên trong gia đình họ chết trên nền đất trong lúc ngủ khi đám mây khí tỏa ra từ hồ ở tốc độ nhanh bất ngờ.
Giới khoa học kéo tới hồ Nyos để tìm hiểu sự việc trong hàng tuần sau đó tìm thấy thi thể ở khắp mọi nơi và hồ nước đã chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Trong số những người sống sót, nhiều người bị nôn mửa, tiêu chảy và ảo giác, tất cả đều có triệu chứng ngộ độc CO2. Mẫu vật lấy từ hồ xác nhận nguyên nhân thảm họa. Hồ Nyos hình thành trên miệng núi lửa phun ra khí CO2. Thông thường, ở các hồ núi lửa, khí CO2 được giải phóng khi mặt nước xao động. Tuy nhiên, hồ Nyos vô cùng tĩnh lặng, do đó khí𝓡 CO2 tích tụ trong trầm tích suốt hàng thập kỷ mà không ai biết.
Các nhà nghiên cứu chưa rõ nguyên nhân khiến hồ nước xao động ngày hôm đó, có thể là một vụ sạt lở hoặc khí gas giải phóng đột ngột. Khi sự việc xảy ra, khoảng 1,2 km3 CO2 giải phóng chỉ trong khoảng 20 giây, lan tràn và làm ngạt thở bất cứ người hoặc vậ♏t nào trên đường đi của nó. Khí gas đặc hơn không khí xung quanh, do đó ng🌠ười ở mô đất cao hơn không bị ảnh hưởng, trong khi người ngủ trên nền nhà vĩnh viễn không tỉnh lại.
Nyos không phải hồ nước duy nhất gặp vấn đề này. Hồ Kivu nằm giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda còn lớn hơn nhiều💝 so với hồ Nyos và đông dân hơn sống ở xung quanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cách nghìn năm thảm họa tương tự sẽ xảy ra.
An Khang (Theo IFL Science)