Ông Trần Quang Trung, một người chăn nuôi lợn ở khu vực Đồng Nai vừa phải thế chấp ba sổ đỏ để vay 1 tỷ đồng, lãi suất 14%/năm của ngân hàng Agribank để có tiền mua thức ăn cho bầy lợn. Ông Trung cho biết có bao nhiêu vốn liếng dành dụm từ khoản lời nuôi lợn mấy năm trước, đến năm nay thì “bay” sạch vì nhiều tháng nay ông chấp nhận bán dưới giá thành để thu hồi vốn. Ông nói: “Trung ꦰbình mỗi tháng lỗ 40 – 50 triệu đồng. Nếu không vay thêm thì gia đình tôi chỉ còn nước bán sạch đàn lợn rồi treo chuồng”.
Giá mỗi ký lợn hơi xoay quanh mức 36.000 – 38.000 đồng trong bốn tháng nay. Cứ bán một con lợn nặng 1 tạ, người chăn nuôi lỗ khoảng 600.000 đồng. Tương tự, giá thành gà công nghiệp dao động khoảng 31.000 – 32.000 đồng, cao gần gấp đôi so với giá bán. Tính ra, mỗi c𒉰on gà xuất chuồng trọng lượng khoảng 2,8kg, người nuôi lỗ 40.000 đồng.
Trong lúc giá bán không thấy tăng, thì chi phí đầu vào trong thời gian gần đây lại tăng. Chẳng hạn, bắp, tấm, cám, mì đều tăng 15 – 20% tuỳ loại. Cá biệt, khô dầu đậu nành tăng gấp đôi so với mức 7.000 – 8.000 đồng/kg hồi đầu năm. Theo💦 ông Lê Văn Mễ, Giám đốc công ty cổ phần chă🦄n nuôi Phú Sơn, hiện nay chỉ có người chăn nuôi nhỏ, vốn đầu tư thấp mới có thể thoát khỏi thua lỗ bằng cách bán sạch đàn rồi nghỉ, còn những trại nào đầu tư lớn, bài bản, nuôi chuyên nghiệp thì buộc phải đeo đuổi.
“Một trang t൩rại 100 lợn nái, vốn bỏ ra hàng chục tỷ đồng nên không thể nói nghỉ là nghỉ được. Họ phải tiếp tục vay tiền mua thức ăn duy trì đàn lợn”, ông Mễ nói. Một số người chăn nuôi 💞chuyên nghiệp cũng ví von tình cảnh hiện nay họ như đang phải ôm “bom” tự sát hòng nuôi hy vọng giá thực phẩm sẽ tăng trở lại để gỡ lại vốn...
Vào thời điểm này, chưa có số liệu thống kê của cơ quan chức năng về biến động tổng đàn lợn,🏅 gia cầm. Chiếu theo số lượng con giống bán ra của một số công ty chiếm thị phần lớn như C.P, Japfa, Emivest, chăn nuôi ở quy mô hộ nhỏ 🍌gần như bị xoá sổ.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Tổng giám đốc công ty Japfa cho biết lượngꦬ gà giống công nghiệp của ba doanh nghiệp nước ngoài gồm C.P, Japfa và Emivest đưa ra thị trường mỗi tháng khoảng 6 – 7,5 triệu con, trong đó khoảng 30 – 35% bán cho người chăn nuôi nhỏ lẻ. Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, do giá gà thịt thấp hơn giá thành, hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ gần như không nuôi gà nữa, nên các công ty phải nuôi hết. Theo tính toán của ông Trung, với mức chênh giữa giá thành và giá bán như hiện nay, mỗi tháng ba công ty đang gánh khoản lỗ 12 – 14 triệu USD. Hiện C.P chiếm khoảng 40% t🅰hị phần gà giống, Japfa và Emivest mỗi công ty chiếm 25%.
Theo ông Lê Văn Mễ (công ty Phúℱ Sơn), các năm trước mỗi tháng công ty bán ra 2.000 lợn giống, nhưng suốt từ đầu năm đến nay lâu lâu mới có một vài người hỏi mua số lượng vài trăm con. Con giống bị ế được công ty chọn nuôi để bán thịt, đồng thời với sàng lọc bớt đàn nái để giảm chi phí. Theo ước tính của một số công ty chăn nuôi lớn, 70 – 80% người chăn nuôi lợn ngưng đầu tư. Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi cũng 🐽cho rằng, ngay thời điểm giá thấp như hiện nay thì nguồn cung lợn hơi cũng đã giảm ít nhất 10 – 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Tôi nghĩ, khi nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nhảy giá đột biến”, ông Mễ nhận định. Còn ông Trung (Japfa) nhắc lại giá gà công nghiệp tăng đột biến trong giai đoạn 1998 – 1999. Ông Trung nꦉói: “Lúc đó thị trường cũng có ba công ty chi phối là C.P, C﷽argill và Việt Thái, và chỉ có C.P trụ lại được. Một mình C.P không thể đáp ứng đủ nên nguồn cung thiếu hụt, xảy ra tăng giá!”
(Sài Gòn tiếp thị)