- Sau khi kết thúc vai trò giám khảo The X-Factor, có thông tin chị lại không đi hát nữa, chị nói sao?
- Thực ra không đến nỗi tôi nghỉ hát luôn. Nếu lâu lâu có một show diễn đầu tư nghiêm túc, hay được người hâm mộ yêu cầu thì tôi vẫn nhận lời hát. Năm vừa rồi, tôi chỉ ngồi "ghế ♏nóng" cho một chương trình thực tế chứ không đi diễn. Showbiz giờ rất sôi động, lớp trẻ cố gắng không ngừng để khẳng định tên tuổi. Tôi nhận thấy, hơn 10 năm qua mình đã cống hiến cho nghệ thuật quá nhiều. Trong thời gian ca hát, tôi sống cho mọi người. Giờ tôi muốn dành cho mình một khoảng riêng.
Việc chỉ lâu lâu mới xuất hiện giúp tôi đầu tư cho tiết mục mà không phải chịu áp lực gì cả. Lúc đó nghệ thuật sẽ thăng hoa. Tôi lại tìm thấy cảm xúc run rẩy, hồi hộp - những cảm xúc nghệ thuật mà tôi không muốn mất đi.
- Trong thời gian đứng trên sân khấu trước đây, chị gặp những áp lực gì?
- Nghệ sĩ khi đã ra làm nghề thì phải vận động nhiều lắm. Thời điểm tôi𝓡 được nhiều người biết đến, tôi chạy show miệt mài. Tôi luôn bị áp lực phải làm được cái này, cái kia. Tôi chạy đua, cố chứng tỏ bản thân. Lúc đó, tôi hát vẫn c🥂ó cảm xúc nhưng trong tình trạng bị thúc đẩy chứ không có tự nhiên. Giống như khi yêu ai mà yêu bằng lý trí, tỉnh táo thì khác với yêu bằng trái tim.
Nhiều người quan niệm nghề ca sĩ rất bạc bẽo. Nếu ca sĩ còn thời sẽ có nhiều người theo, nhưng khi qua rồi thì hiếm ai bên cạnh. Điều làm tôi bất ngờ c✃hính là, tôi nghỉ hát 4-5 năm nay mà vẫn còn nhiều khán giả yêu thương tôi. Trong thời gian tôi lui về hậu trường, tôi có lẽ đã ngưng hẳn việc ca hát nếu không có khán giả níu lại. Khi lắng lại, tôi mới cảm nhận được tình cảm khán giả dành cho mình. Bây giờ tôi hát không vì sự nổi tiếng mà vì người hâm mộ. Mỗi lần tôi nghĩ đến họ, tôi lại muốn làm một single, một CD để tặng mọi người.
- Hạn chế đi hát vậy, chị làm gì để kiếm sống?
ဣ - Tôi làm công việc kinh doanh của gia đình. Tôi tâm niệm, khi đã làm gì thì phải làm trọn vẹn, tức là hết khả năng mà mình có thể.
Mới đây tôi có nhận giúp đỡ cô bé bán kẹo kéo - Thanh Thảo - vì cảm thấy hoàn cảnඣh tội nghiệp. Tôi nhìn thấy em có khả năng tiến xa trong nghệ thuật. Điều đó nằm trong khả năng của tôi.
- Chị sẽ đào tạo học trò của mình như thế nào?
- Cô bé đang trong quá trình học, ngoài chuyên môn thanh nhạc, còn học thêm vũ đạo. Có thể nói Thanh Thảo là người học trò đầu tiên mà tôi đào tạo. Tôi muốn có người thừa kế âm nhạc của mình nhưng không có nghĩa tạo ra một "bản sao" Hồ Q🦩uỳnh Hương. Tôi sẽ hướng dẫn em ấy cách nhìn hào quang một cách tỉnh táo, không bị ảo vọng lấn át lý trí.
- Không dễ gì từ bỏ hào quang của sự nổi tiếng trong nghệ thuật, chị đã làm thế nào?
- Bắt đầu từ lúc ăn chay, tôi thấy tâm hồn thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ khi một người đủ lớn, họ sẽ nhìn thấy con đường đi riêng mà không theo dấu chân c꧑ủa người khác. Việc sống một cuộc sống gần gũi thực tế cho tôi bớt ảo tưởng và luôn cẩn thận trong mọi việc.
- Khá nhiều ca sĩ hiện nay nổi lên nhờ chương trình truyền hình thực tế, chị thấy sao?
- Để có vị trí trong lòng khán giả, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều chứ không hẳn𒅌 dựa vào giải thưởng, dù tôi giành khá nhiều danh hiệu. Tôi muốn chia sẻ với các em rằng, danh hiệu ở một cuộc thi không nói lên điều gì. Giữa cuộc thi với thị trường bên ngoài khác xa lắm. Giải thưởng chỉ là bước đệm, giúp các em dễ tiếp cận khán giả bước đầu.
Thậm chí các danh hiệu là con dao hai lưỡi. Nó chỉ giúp ta thành công nếu có đủ sự tỉnh táo, tránh được sự ảo tưởng về bản thân. Bây giờ, làng nhạc Việt có quá nhiều "hiện tượng". Nếu họ không biết𝓀 cố gắng trau dồi bản thân và đạo đức làm nghề t꧑hì cũng khó hoạt động lâu dài.
Tâm Giao thực hiện