Theo Motherboard, hồ sủi bọt khí metan ở phía bắc Bắc Cực là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Một số khu vực tại đây có lượng khí metan🗹 thoát ra lớn đến mức các nhà khoa học có thể đốt lửa trên mặt hồ.
Các hồ này xuất hiện sau khi tầng đ🍨ất đóng băng vĩnh cửu hàng nghìn năm tan rã dưới ảnh hưởng của khí hậu ấm lên. Kết quả là n𝄹ền đất xung quanh sập xuống, tạo thành các hố sụt chứa đầy nước, gọi là hồ thermokarst.
Trong quá trình hình thành hồ thermokarst, khí carbon bên trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu thoát ra ngoài, sau đó được vi khuẩn ở đáy hồ chuyển hóa, dẫn đến bọt khí metan xuất hiện trên mặt hồ. Khi hồ đóng băng trở lại vào mùa đông, các bọt khí metan lại ඣtích tụ dưới mặt băng giống như một nồi áp suất.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này trong nhiều năm, nhưng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là tổ chức đầu tiên tìm hiểu hồ sủi bọt từ không gian thông qua dự án Arctic Bor▨eal Vulnerability Experiment (ABoVE). Ý tưởng của NASA là sử dụng hình ảnh vệ tinh về những thay đổi ở tầng ✃đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaska để hỗ trợ công tác đo đạc trên mặt đất.
"Ch൩úng tôi đang cố gắng tính lượng khí metan thoát ra từ những vùng hồ", Alaska Prajnaꦉ Lindgren, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Alaska tại Fairbanks, cho biết.
Thí nghiệm đo lượng khí metan của các nhà nghiên cứu như Lindgren có ý nghĩa quan trọng. Metan là một trong những loại khí nhà kính mạnh và có ả💎nh hưởng lớn. Những vùng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan ✨rã có thể giải phóng nhiều metan vào khí quyển trong những thập kỷ tới. Hiện tượng sủi bọt khí metan không chỉ xuất hiện ở Alaska mà còn được phát hiện dưới lòng đất Siberia.
Những ⛦ước tính ba𝐆n đầu chỉ ra lượng khí nhà kính thoát ra từ vùng băng tan có thể làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên 0,5 độ C vào cuối thế kỷ 21.
Xem thêm: Hàng nghìn hồ xanh dương xuấ🀅t hiện trê🌊n sông băng Nam Cực
Hiền Anh