Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day – viết tắt là IP Day) ra đời năm 2000 khi các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn ngày 26/4 hàng năm - ngày mà Công ước WIPO chính thức có hiệu lực vào năm 1970 - để các quốc gia cùng nhau gia tăng sự hiểu biết chung về sở hꦓữu trí tuệ trên toàn th𒐪ế giới. Kể từ đó, "IP Day" đã trở thành ngày mà mọi người trên thế giới cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, công nghệ và những đổi mới sáng tạo vì con người.
Tại Việt Nam sự kiện "IP Day" được tổ chức thường niên 5 năm qua, thu ℱhút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, tạo được những tác động truyền thông đáng kể về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Theo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, theo khuyến nghị của WIPO♓, do ảnh hưởng của Covid-19, hoạt động kỷ niệm Ngày sở ꦐhữu trí tuệ năm nay năm nay không tổ chức tập trung, tuy nhiên thông điệp vẫn lan tỏa tới tất cả các doanh nghiệp, nhà sáng chế, trường đại học, cộng đồng... để cùng phát huy trí tuệ, chung sức vượt qua những khó khăn thử thách hướng tới một tương lai xanh.
Cục Sở hữu trí tuệ triển khai nhiều biện pháp nhằm góp phần k🧸huyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các thành quả sáng tạo trong khoa học và công nghệ. Trong đó các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về sở hữu công nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh... theo hướng thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho các tổ chức, cá nhân.
Dự án mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC và IP-HUB) để kết nối và thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyể✨n giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu cũng được triển khai. Dự án đã tổ chức nhiều khóa tập huấn về tra cứu thông tin sáng chế và viết bản mô tả sáng chế cho các thành viên mạng lưới...
"Hiện có gần 60 viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước đăng ký tham gia mạng lưới để được hỗ trợ quá trình đăng ký sáng chế thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ tiếp cận thông tin sáng chế chất lượng cao; trợ giúp tra cứu thông tin sáng chế; đào tạo tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp...", ông Phí chꦜo biết.
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã được Thủ tướng ký ban hành nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, thương mại hóa sản phẩm sáng tạo. "T𒁃uy nhiên, để Việt Nam có nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích hơn cũng như tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phục vụ vụ cho phát triển bền vững, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ khuyến nghị các chủ thể sáng tạo cần nâng cao hơn nữa năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu triển khai cũng như kịp thời đăng ký xác lập quyền đối với các thành quả nghiên cứu của mình.
Ông cũng bày tỏ mong muốn doanh nghiệp cần chủ động đồng hành với các trường đại học, viện nghiên cứu để tạo ra những sản phẩ𒊎m, công nghệ giải quyết các vấn đề thiết thực của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề môi trường đảm bảo phát triển bền vững.