Hiện có tới 95% sản lượng hoa thౠu hoạch chỉ bán loanh quanh trong nước khiến nhiều khi giá trồi sụt bất t♔hường.
Theo ông ⛎Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, ngành hoa Đà Lạt là một ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cũng là ngành công nghiệp không khói, đạt siêu lợi nhuận. Đơn cử trên cây hoa cát tường ứng dụng công nghệ cao mỗi năm trồng được 2,5 vụ, 1m2 trồng được 27 cây, mức lãi bình quân 2.000 đồng/cây, ước tính mỗi năm lãi trên 1 tỷ đồng/ha. Cây cúc mỗi năm trồng dược 3,5 vụ, 1m2 trồng được 50 cây, tiền lời 400 đồng/cây thì mỗi năm lãi trên 0,6 tỷ đồng/ha. Cây hồng môn thu hoạch được 10 năm, mật độ trồng 10 cây/m2, tiền lời 2.000 đồng/cành, mỗi năm lãi trên 0,8 tỷ đồng/ha...
Tuy nhiên, ông Đường cho rằng ng൲ành hoa Đà Lạt đang phát triển không bền vững và rất manh mún, tự phát, theo phong trào. Một ví dụ cụ thể là hiện nay, cả nước đang có phong trào trồng hoa lily do vào các ngày lễ tết có thể cho thu nhập cả tỷ đồng/ha. Vì thế, theo thống kê của Hiệp hội Hoa Đà Lạt, năm 2008 ngành sản xuất hoa Đà Lạt sử dụng khoảng 12 triệu củ giống hoa l꧅ily, thì đến năm 2011 đã lên tới 30 triệu củ mà vẫn khan hiếm, đẩy giá củ giống tăng cao. Điều này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng thừa nổ ra dịp Tết Nhâm Thìn 2012, giá hoa lily rớt thê thảm. Khó khăn nữa là hoa lily chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, gần như không có khả năng xuất khẩu, do vậy kinh tế bong bóng cho loại hoa này đã xảy ra và điều này cũng có thể diễn ra tương tự với các loại cây hoa khác trong tương lai không xa.
Tại Diễn đàn Nông nghiệp công nghệ cao cho rau, hoa tại Lâm Đồng mới đây, tiến sĩ Phạm S – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng nêu thực trạng: Thị trường tiêu thụ hoa Đà Lạt chủ yếu là nội tiêu như Nha Trang, Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội. Một số hộ tư nhân, hợp tác xã và các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cũng bước đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu, song ở mức độ ít. Sản phẩm hoa các loại xuất khẩu sang một số nước chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Đà Lạt Hasfarm, Bon🧔ie Farm, Apollo…
Vậy tại sao ngành hoa ứng dụng công nghệ cao của Đà Lạt vẫn chưa xuất khẩu được nhiều? Các số liệu báo cáo xuất khẩu nhiều năm vẫn chỉ ở mức 5% và chủ yếu là một vài công ty nước ngoài? Theo tiến sĩ Nguyễn Công Thành - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, hiện nay có 41 nước cạnh tranh việc sản xuất hoa trên thế giới, troꦑng đó các nước Nhật, Hà Lan, Mỹ sản xuất một nửa số lượng hoa thương phẩm 🍬thế giới, trong khi chỉ sử dụng 20% đất sản xuất hoa. Hầu hết sản phẩm hoa có giá trị cao đều được sản xuất trong nhà kính hoặc các trang trại thâm canh cao sử dụng tưới nhỏ giọt, với dinh dưỡng hòa tan trong nước. Còn ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa ở nước ta còn kém xa các nước phát triển và các nước trong khu vực khác.
Theo ông Nguyễn Huy Đường, cái lớn nhất hiện nay là vấn đề định hướng quy hoạch phát triển ngành hoa của cả nước. “Chúng tôi mo🎀ng muốn sớm có được “quy hoạch ngành hoa” và cũng được Chính phủ phê duyệt như đã làm cho con cá tra, ba sa. Định hướng phát triển ngành h🤪oa phải dựa trên các cơ sở khoa học, bằng nhu cầu thị trường, bằng các lợi thế cạnh tranh. Ví dụ so sánh Đà Lạt với Côn Minh - Trung Quốc để xác định Đà Lạt cần sản xuất hoa gì, mùa nào, bán ở đâu? Hay hoa cát tường tiêu thụ vào Nhật Bản, hoa cúc tiêu thụ tốt ở thị trường Nhật, Hàn Quốc vào mùa nào? màu gì...? Cũng từ định hướng, quy hoạch đó mà cho ra các quy hoạch chi tiết, cụ thể các thông tin, thông số kỹ thuật của từng loại cây.
Ông Đường cũng cho rằng, hàng năm Nhà nước đầu tư một khoản không nhỏ cho lĩnh vực nông nghiệp nhưng là dàn trải, manh mún mang tính chất cứu trợ. Vậy tại sao ta không có những đầu tư trọng điểm, mang tính đột phá, đầu tư cho đầu tàu? Ví dụ Nhà nước có thể đầu tư hạ tầng gồm nhà kính, hệ thống tưới tiêu, người dân đến thuê sẽ được cấp giấy chứng nhận và đi ngân hàng vay tiếp phần vốn lưu động để sản xuất (với điều kiện bắt buộc kh𝔍u vực A hay B phải sản xuất loại cây đã quy hoạc♉h và được trợ giúp kỹ thuật, được giới thiệu nơi tiêu thụ…).
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S cho rằng, để hoa Đà Lạt hội nhập quốc tế, cần tiến hành rà soát quy hoạch tổng thể và xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh trồng hoa. Đồng thời, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động ngành trồng hoa trở thành những kỹ thuật viên có khả năng tổ chức sản xuất, tiếp thu tốt thông tin về kỹ thuật và thị trườn🔯g. Khuyến khích và có🍒 chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các tổ chức và cá nhân tạo giống hoa và cây cảnh mới có giá trị cao, độc đáo, mang tính độc quyền của Đà Lạt – Lâm Đồng nhằm tăng sức cạnh tranh, tăng giá trị hấp dẫn đối với thị trường trong nước và quốc tế.
Tiến sĩ Phạm S cũng cho rằng, phải sớm xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt, có giải pháp bảo vệ thương hiệu tại các thị trường quốc tế có tiềm năng. Đặc biệt, cần tiếp tục đầu tư thêm nguồn kinh phí để cử các đoàn công tác mang tính chuyên nghiệp cao đi nghiên cứu, tham quan, học tập trong sản xuất và tiêu thụ hoa ở các nước trồng và thương mại hoa nổi tiếng; từ đó tăng cường hợp tác, đẩyღ mạnh xuất khẩu sản phẩm hoa “Made in Dalat – Vietnam”.
Ông Đường cho biết: “Nhiều lần đến Trung Quốc tôi đều đến tham quan khu trồng hoa công nghệ cao của họ. Ngườ✱i trồng hoa ở Trung Quốc muốn đầu tư công nghệ trồng hoa thì được Nhà nước cho vay vốn ưu đãi đến 10 năm, tại khu Song Minh cách Côn Minh 200 km, Nhà nước lập thành khu Nông nghiệp công nghệ cao mời 19 công ty hàng đầu thế giới về đầu tư sản xuất hoa với chính sách cực kỳ hấp dẫn”.
Hoa Đà Lạt đối mặt với khủng hoảng thừa
Xây dựng nhãn hiệu 'Hoa Đà Lạt' cho năm loại hoa
(Nông nghiệp Việt Nam)