Thời gian gần đây, dư luận bàn tán khá sôi nổi về vấn đề lạm phát các cuộc thi Hoa hậu tại Việt Nam, khiến cho chất lượng cuộc thi bị giảm sút, giá trị thuần giải trí bị bão hòa. Không ít khán giả còn so sánh trào phúng việc nhiều thí sinh đoạt giải không thật sự đẹp như trước đây nữa với việc Thị Nở - một nhân vật nổi tiếng, và cả nổi tiếng "không đẹp," trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nhà văn Nam Cao – đăng quang cuộc thi sắc đẹp cả nước. Những lời so sánh ấy càng làm tôi vững tin rằng bản chất những cuộc thi Hoa hậu hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp thế giới, còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, và nên được giảm số lượng hết mức có thể.
Trước khi trình bày một số lý do cho qu💧an điểm này, tôi xin được bàn rất nhanh về lịch sử của những cuộc thi Hoa hậu hiện đại. Tuy khái niệm thi thố sắc đẹp đã có lịch sử hình thành lâu đời từ Đông sang Tây, khái niệm về một cuộc thi sắc đẹp như ngày nay chỉ thật sự ra đời ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20. Cuộc thi Hoa hậu được xem là đầu tiên của thời hiện đại là cuộc thi Hoa hậu Mỹ, Miss America Pageant, vào năm 1921.
Ngoài việc tôn vinh sắc đẹp phụ nữ, những cuộc thi sắc đẹp còn là một nguồn thu hút khách du lịch đến những trung tâm resort giải trí đang nở rộ ở các thành phố biển tại Mỹ lúc bấy giờ. Thành phố Atlanti🔯c City ở bang New Jersey là một trong số đó và cũng là nơi diễn ra cuộc thi đầu tiên nói trên. Nhờ Hollywood và quá trình toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều những cuộc thi Hoa hậu tương tự được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm những cuộc thi mang tính quốc tế như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn Vũ...
Bản thân tôi có một tuổi thơ lớn lên cùng với những cuốn băng Hoa hậu Thế giới cuối thập niên 1980, đầu thập 💦niên 1990. Một trong những giá trị của chúng đối với cá nhân tôi là việc được tiếp cận những hình ảnh về cuộc sống cơ cực của trẻ em các vùng💦 đói nghèo ở châu Phi, qua những thước băng miêu tả công việc từ thiện của các Hoa hậu trong thời gian giữ vương miện. Nhận thức được giá trị văn hóa, lịch sử, giải trí, và cả kinh tế này của những cuộc thi Hoa hậu, tôi vẫn giữ quan điểm rằng chúng có hại nhiều hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái trong thời đại hiện nay.
>> 'Việt Nam chỉ nên có 6 cuộc thi hoa hậu một năm'
Có ba lý do chính cho quan điểm này:
Thứ nhất, những cuộc thi Hoa hậu góp phần làm nên định nghĩa sai lầm về "cái đẹp" của người phụ nữ, bởi chúng thường được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn về sắc đẹp chủ quan, không tưởng. Ví dụ của những tiêu chuẩn này ở Việt Nam có thể kể đến như: t♏hí sinh phải ở một độ tuổi nhất định (trẻ), một hạng cân và độ cao nhất định (ốm và cao), số đo ba vòng nhất định (có đường cong hợp "thị hiếu"), và cho đến gần đây là những tiêu chuẩn vô hình khác như tóc dài và da trắng.
Việc Hoa hậu H’Hen Niê đăng quang vài năm trước đây đã giúp phá vỡ một số lề lối kỳ vọng vô hình đó, và là một điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nhìn chung, những thước đo này vẫn là tuyệt đối, không thực tế, trong khi cái đẹp là một khái niệm hoàn toàn cá nhân và tương đối. Câu nói, "Cái đẹp nằm trong mắt của người ngắm nó" ("Beauty🧸 is in the eye of the beholder") rất chính xác, vì mỹ quan của mỗi người mỗi khác. Cái đẹp với người này chưa chắc đã đẹp với người khác, hay ngược lại.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nên cái đẹp cũngꦍ nên – và thực chất là – muôn vẻ, muôn màu. Việc đưa ra những quy luật tuyệt đối về cách đánh giá cái đẹp đi ngược lại với tự nhiên, ngược lại với tính cá nhân của cái đẹp, cũng như tính đặc thù của cá nhân.
>> 'Tân Hoa hậu Hoànꦏ vũ thay đổi tiêu chu🦂ẩn về cái đẹp'
Thứ hai, vì các cuộc thi Hoa hậu phổ biến những tiêu chí đánh giá sắc đẹp không tưởng trên, chúng cũng vô hình chung đặt áp lực nặng nề lên phụ nữ và trẻ em gái về việc làm sao để được xem là "đẹp" trong mắt xã hội (thay vì đẹp trong mắt bản thân mình). Áp🐬 lực này có ít nhất hai hệ quả tiêu cực: Một là nó bào mòn sự tự tin trong giới nữ khi họ không thể đạt đ🔯ược những tiêu chí trên (trẻ, ốm, cao, đủ đường cong hay còn được gọi với mỹ từ "đủ điện nước").
Ở trẻ em hay thiếu nữ, hệ quả của việc này đặc biệt nghiêm trọng vì dễ gây ra sự so sánh với bạn bè đồng lứa, mặc cảm tự ti vì mình không đủ "đẹp," thậm chí là trầm cảm và khả năng mắc phải những bệnh rối loạn ăn uống (eating disorders), như là chứng móc họng sau khi ăn để nôn, hoặc nhịn ăn dai dẳng để ốm. Phụ nữ trưởng thành cũng vẫn dễ bị mắc vào những vấn đề tâm lý trên, và ngay cả khi đã có người yêu, có bạn đời, sẽ vẫn phải nỗ lực giữ gìn nhan sắc để "giữ lửa" cho gia đình và giữ chân bạn đời bên mình. Trong công việc, phụ nữ cũng gặp nhiều sự phân biệt vì lý do ngoại hình hơn nam giới.
Nhu cầu giữ gìn nhan sắc – vì quan niệm (và nhiều khi là thực tế) nhan sắc đồng nghĩa với hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, và 🔴mức độ thành công trong công việc – dẫn đến hệ quả tiêu cực thứ hai, đó là việc phái nữ đã và đang đầu tư kinh tế quá nhiều vào mỹ phẩm, công nghệ làm đẹp, và cả phẫu thuật thẩm mỹ, hòng đạt được chuẩn đẹp trên và hòn𓂃g giữ được cái gọi là sắc xuân, nét trẻ.
Đã có rất nhiều bài báo và nghiên cứu khoa học về gánh nặng mà cái gọi là "thuế sắc đẹp" (beauty tax) vô hình đặt lên vai người phụ nữ hiện đại. Thứ thuế vô hình nhưng thực chất này là số tiền (rất lớn) mà một người phụ nữ trung bình dành ra để trả cho các 💫khoản chi tiêu liên quan việc chăm sóc và bảo dưỡng sắc đẹp mỗi năm. Một thống kê năm 2018 cho biết lượng tiêu thụ của phụ nữ chiếm từ 80 đến 90% tổng lượng tiêu thụ của thị trường mỹ phẩm làm đẹp trên thế giới (ước tính tổng giá trị doanh thu toàn cầu của thị trường này là 500 tỷ đôla Mỹ).
Trong khi đó, tuy đã có nhiều bước tiến về công nghệ, y tế, thì phẫu thuật thẩm mỹ vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng, của người trải qua phẫu thuật. Việc cái đẹp được (hay bị) gắn liền với tuổi trẻ, sắc xuân đặc biệt khiến cho phụ nữ trung niên hay đã qua một độ tuổi nhất định phải mang mặc cảm mình không còn đẹp nữa. Nhưng ngay cả khi đã có một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ thành công, những người này vẫ♎n sẽ có thể bị mang tiếng là "đẹp giả," "đập mặt làm lại," hay đẹp mà🎶 không thật.
>> Miss World Việt Nam - chọn người đẹp nh𓆉ất hay người có điểm IELTS 7,5?
Thứ ba, qua việc đề cao đặc biệt vẻ đẹp bên ngoài, những cuộc thi Hoa hậu không chỉ khuyến khích phái nữ đặt sự chú ý và năng lượng của họ vào sai trọng tâm (vào bề ngoài thay vì bên trong, vào người nhìn mình thay vì vào bản thân), mà còn làm giảm đi giá trị của phụ nữ nói chung khi vẻ ngoài của họ bị đem ra cho người khác đánh giá, phê bình.
Trên bề mặt, những cuộc thi nhan sắc dùng phụ nữ làm đại diện, làm thước đo chuẩn mực cái đẹp. Thế nhưng, tiêu chuẩn đẹp lại bị quyết định đa phần bởi thị hiếu nam giới chứ không theo sát hay gần với thực tế trải nghiệm cuộc sống, ꦓsinh lý của nữ giới (ví dụ, trải nghiệm sinh con, trách nhiệm phải đầu tắt mặt tối, quán xuyến từ công việc đến nội trợ...).
Sự thật trớ trêu 🎃này không chỉ xuất hiện gần đây, mà đã bắt nguồn từ xưa, khi tiêu chuẩn của "người con gái đẹp" chủ yếu được đúc kết từ văn học, thơ ca, âm nhạc – mà (đại) đa số người sáng tác là nam giới. Đến thời hiện đại, chúng được thay thế bởi điện ảnh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khá♕c, trong đó bao gồm những cuộc thi Hoa hậu.
Đến cuối cùng, dù đạt vương miện, thì các Hoa hậu vẫn ít khi có được sự kính trọng chân thành từ xã hội, khi thường hay bị ví với những "bình hoa di động," hay là với nhân vật Thị Nở trong bối cảnh lạm phát thi thố sắc đẹp hiện nay. Cứ như thể, một người phụ nữ mà trông như Thị Nở thì mặc nhiên không có gì đẹp. Cứ như thể, Thị Nở, qua ngòi bút của Nam Cao và qua cảm nhận của người đọc "biết yêu cái đẹp thật", không đẹp rạng ngời vẻ đẹp🍸 nhân bản, nữ tính vậy.