Bệnh nhân được đưa đến khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng bị bỏng toàn thân, đau rá🍃t, có hiện tượng sốc, kèm theo nhiều vết trợt da dính bùn đất.
Người nhà cho biết anh đã bất cẩn khi sử dụng xăng tại nhà, để lửa lan vào và bùng phát khiến anh bị bỏng nặng. Người thân đã nhanh chóng cách ly anh khỏi đám lửa, dội nước vào vùng bỏng và nhanh chóng đưa đi cấp c🅰ứu.
Bệnh nhân được các bác sĩ nỗ lực hồi sức, chống sốc bằng cách truyền bù dịch, giảm đau, đặt catheter, thở oxy. Sau cấp cứu ban đầu,ꦯ bệnh nhân được chuyển đến Viện bỏng🎶 Quốc Gia để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, bỏng xăng rất nguy hiểm. Sơ cứu không đúng cách, tự ý chữa trị tại nhà hay áp dụng các phương pháp dân gian có thể khiến vết thương nhiễm trùng, suy đa tạng. Những ca bỏng xăng có khả n𓄧ăng cứu chữ🍸a hiệu quả khi được sơ cứu đúng và kịp thời.
Các bước sơ cứu nạn nhân bỏng xăng:
- Không dập tắt ngọn lửa từ xăng bằng 🦩nước. Cách này khiến người bị nạn bỏng nặng hơn, vì xăng nổi lên trên nước ✃sẽ tiếp tục bốc lửa, lan rộng. Nên dùng chăn, ga trùm lên nạn nhân nhanh chóng.
- Ngay sau khi dập lửa, cần🍸 giảm nhiệt tại chỗ bị bỏng cho nạn nhân. Người ứng cứu nên dội nước sạch vào vủng bỏng 30-60 phút liên tục để nạn nhân không bỏng sâu hơn.
- Giữ cho vết bỏng sạch, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc𓂃 nào, không là🃏m vỡ vết bỏng. Các phần quần áo, da dính vào vết bỏng cũng không nên tự ý bóc ra.
- Dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng, nhanh chóng đưa nạn nhân đến viện, không tự điều trị tại nhà.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân bỏng không nên điều trị bằng kinh nghiệm dân gian chưa có cơ sở khoa học như bôi kem đánh răng, nước mắm, dùng lòng trắng trứng gà. Những cách chữa trị này có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vết thương, biến c🌺hứng khôn lường.
Lê Quyên