Họa sĩ thực hiện tác phẩm Lá cờ - Đất Điện Biên🌳 năm 1980, chất liệu sơn dầu, khắc họa thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh.
🧜Tác giả cho biết bố ông cũng là chiến sĩ Điện Biên. Năm sáu tuổi, ông được bố tặng một chiếc võng dù được làm trên chiến trường. Ngày Tiếp quản Thủ đô, ông đã mang theo món quà về Hà Nội.
Bức vẽ thứ hai là Thăng Long Đông Đô Hà Nội𒊎, được họa sĩ sáng tác năm 2010, dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông lấy cảm hứng từ việc mở rộng địa bàn thủ đô, dựa theo ba tấm bản đồ Thăng Long thời Lý, Đông Đô thời Lê và Hà Nội phát triển ngày nay.
🍎Ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - cho biết hai tác phẩm đã được toàn bộ hội đồng khoa học của đơn vị bỏ phiếu chấp thuận lưu giữ. ''Chúng tôi trân trọng nghĩa cử đẹp từ họa sĩ Nguyễn Quân và sẽ có nhiều hoạt động nhằm đưa những bức tranh này đến công chúng", ông Minh nói.
Theo ông Lương Xuân Đoàn - chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, hai bức tranh giúp làm giàu bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và di sản nghệ thuật nước nhà. Ông đánh giá cao tác phẩm Lá cờ - Đất Điện Biên, ꦐnhận định thời điểm ra đời, sáng tác đã thể hiện sự đột phá trong quan niệm hội họa về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Họa sĩ Nguyễn Quân 76 tuổi, sinh tại Phú Thọ. Năm 1971, ông tốt nghiệp Đại học Merseburg, Đức. Giai đoạn năm 1977-1984, họa sĩ là phó chủ nhiệm khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1984-1989, ông là tổng biên tập tạp chí Mỹ thuật🅠. Từ năm 1990, ông sống và làm việc tại nhà ở TP. HCM.
🥃Nguyễn Quân còn hoạt động với vai trò nhà phê bình lý luận, là tác giả của 16 cuốn sách lý thuyết và lịch sử mỹ thuật, giới thiệu khoảng 1.000 bài viết nghệ thuật và văn hóa trên sách báo trong nước và nước ngoài. Ông có vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy phong trào hội họa Đổi mới của nước nhà giai đoạn 1980 - 1990.
Phương Linh
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam