Theo báo cáꦇo của Văn phòng Tài nguyên Thiên nhiên và Quy hoạch thành phố Trùng Khánh hôm 4/3, sinh vật cổ đại có tên là cá giáp mú Binhai Yongdong (Yongdongaspis littoralis) chỉ được tìm thấy ở khu vực là Đông Á ngày nay và sống chủ yếu trong môi ꦦtrường biển nông ven bờ.
Bộ xương 436 triệu năm tuổi của nó được phát hiện tại huyện tự trị Tú Sơn ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc. Hóa thạch bị phơi bày một phần, để lộ ra lớp xương cứng trên đầu con cá, khiến nó trông giống như đang đội một chiếc mũ bảo hiểm hình bán nguyệt, nhóm nghiên cứu mô tả trong bài đăng trên tạp chí Acta Geologica Sinica.
Chen Yang, tác giả đầu tiên của bài báo và là kỹ sư cấp cao của Viện Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trùng Khánh, cho biết khám phá mới có thể thể hiện một số trạng thá🍬i chuyển tiếp trong quá trình tiến hóa của lớp Cá giáp mú (Galeaspida).
Kỷ Silur mà cá giáp mú tồn tại là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử Trái Đất. Trong suốt thời gian này, hành tinh đã trải qua những🗹 chuyển động kiến tạo địa chất dữ dội và hình thành nên các trầm tích đỏ dưới biển. Do thiếu các hóa thạch được tìm thấy, tuổi địa chất chính xác của các trầm tích đỏ vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.
Do đó, hóa thạch cá Binhai Yongdong ở Trùng Khánh còn cung cấp bằng chứng mới về sự phân chia và mối tương quan giữa các trầm tích đỏ ở miền nam Trung Quốc, theo Zhu Min, Giáo sư tại Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh v꧃ật có xương sống thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).
Đoàn Dương (Theo Xinhua)