Sáng 10/12, Hoài Linh cho biết: "Tội nghiệp chị Phương Loan, vợ anh Chí Tài. Chị ấy đang rất buồn. Chị mong chồng được về Mỹ để lo hậu sự♉". Anh nói không thể nào diễn tả được tâm trạng mất mát lúc này.
🔴Nghệ sĩ Hoài Linh làm trưởng ban tang lễ tại TP HCM. Lễ nhập quan vào 7h45 ngày 12/12. Lễ viếng diễn ra lúc 9h đến 16h ngày 12/12 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, quận Gò Vấp. Sau đó, linh cữu được đưa đến sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục về Mỹ theo nguyện vọng của gia đình.
Chiều 9/12, khi nghe tin nghệ sĩ Chí Tàiও đột ngột mất, Hoài Linh không dám tin là sự thật. Ngay sau đó, anh cùng vài đồng nghiệp đến bệnh viện ở quận Phú Nhuận, TP HCM, để lo hậu sự cho Chí Tài. Anh cho biết xem Chí Tài như tri kỷ, như anh ruột. Hơn 20 năm đồng hành, cả hai chưa một lần cãi nhau, chưa làm điều gì buồn lòng nhau. Hoài Linh nói: "Đời tôi không dễ gì tìm được người bạn như anh ấy".
🎀Trong thời dịch, dù gặp khó khăn, Hoài Linh mong muốn có thể thực hiện buổi lễ để các đồng nghiệp, khán giả tiễn biệt Chí Tài.
🍷Từ lâu, Hoài Linh và Chí Tài không chỉ là bạn diễn ăn ý mà còn giữ tình bạn đẹp ngoài đời. Năm 1999, khi Chí Tài về nước hoạt động, vợ anh gửi gắm chồng cho Hoài Linh chăm sóc. Kết hôn năm 1987 đến nay, vợ chồng anh chưa có con nhưng luôn hạnh phúc. Do Chí Tài luôn đi về trong nước và Mỹ, họ thường sống xa nhau.
ཧ20 năm trước, khi là một nhạc công của ban nhạc Chí Tài Brothers, Chí Tài gặp Hoài Linh trên sân khấu hải ngoại. Thấy lối trò chuyện có duyên, hài hước cùng gương mặt "tếu táo" của Chí Tài, Hoài Linh ngỏ ý mời anh làm bạn diễn chung sân khấu. Từ đó, cả hai thân thiết, vui buồn, hoạn nạn có nhau. Trong tất cả show của cố danh hài đều có Hoài Linh.
🦋Hoài Linh có thể kể rành rọt các tật xấu của đồng nghiệp như ngủ ngáy. Những khi lưu diễn chung ở cùng phòng, Hoài Linh phải uống thuốc để dễ ngủ. Trong tất cả dịp lễ kỷ niệm sinh nhật của bạn thân, Chí Tài đều có mặt. Anh thường đến nhà đánh đàn cho mẹ của Hoài Linh ca hát.
🌳Nghệ sĩ hài Chí Tài tên đầy đủ là Nguyễn Chí Tài, sinh năm 1958. Năm 1981, anh sang Mỹ định cư. Ban đầu, anh định đi học tiếng Anh, vi tính và ngừng hoạt động văn nghệ. Tuy nhiên, đam mê nghệ thuật giữ anh ở lại với nghề ca hát. Bất chấp sự phản đối của gia đình, anh ghi danh đi học khóa dạy đàn và lớp nhạc jazz. Được cha dành một khoản tiền hưu mua tặng dàn âm thanh điện tử, gồm trống đàn, nhạc cụ, Chí Tài lập nhóm nhạc "Chi Tai's Brothers", gồm các thành viên: Chí Thiện (keyboard), Quang Mỹ (bass), Phương Loan (ca sĩ chính), Kiều Linh (trumpet), Chí Thái (trống), Trịnh Nam Sơn (kèn, keyboard) và Chí Tài (guitar chính, hát nền). Nghệ sĩ còn mở studio làm hòa âm và thu âm cho nhiều ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại.
🎀Những năm 1999-2000, Chí Tài chuyển sang vai trò nghệ sĩ hài và nhanh chóng được khán giả yêu mến. Anh gắn bó với nhóm kịch Thúy Nga và thường xuyên biểu diễn trong loạt chương trình văn nghệ giải trí nổi tiếng tại hải ngoại, cùng Quang Minh, Hồng Đào, Trang Thanh Lan, Kiều Linh, Uyên Chi, Kiều Oanh, Lê Tín, Hoài Linh, Thúy Nga, Hoài Tâm, Việt Hương, Hương Thủy, Bé Tý...
Về nước biểu diễn từ đầu những năm 2000, Chí Tài chiếm cảm tình khán giả bằng phong cách nhẹ nhàng, châm biếm nhưng không lên gân. Ngoài nổi tiếng trên sân khấu hài với hàng trăm tiểu phẩm - liveshow, anh còn diễn xuất ở lĩnh vực cải lương - kịch: Nửa đời hương phấn, Tình yêu tướng cướp... Chí Tài cũng là gương mặt quen thuộc của màn ảnh với hàng loạt phim: Công chúa teen và ngũ hổ tướng (2010), Lâu đài tình ái (vai ông Tiến, 2010), Trái đắng (vai ông Dẫu, 2010), Kỳ phùng địch thủ (vai ông Nghi, 2010), Những nàng công chúa nổi tiếng (vai ông Tín, 2010), Phố trọ Luxubu (ông Bu, 2014), Cưới chạy (vai ông Hai Mơ, 2014), Vết xước (ông Sù, 2017), phim điện ảnh Trúng số (vai Tư Phi, 2015), Dạ cổ hoài lang (vai ông Năm Triều, 2017), Chuyện xóm tui (vai nghệ sĩ Chí Tài, 2020)...
Tâm Giao