Thông 🦩tin được Viện Butantan ở São Paulo, nơi diễn ra thử nghiệm lâm sàng sử dụng vaccine nhập khẩu từ Trung Quốc, côꦦng bố hôm 13/1.
Ban đầu, Sinovac dự kiến công bố kết quả thử nghiệm vaccine CoronaVac vào ngày 15/12/2020, song đã trì hoãn một tuần. Sau đó họ lại tiếp tục hoãn với lý do củng cố dữ liệu từ các thử nghiệm ở Indone𒁏sia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Denise Garrett, nhà dịch tễ học tại Viện Vaccine Sabin của Mỹ, nhận xét: "Điều này cực kỳ bất thường. Họ đã trì🐻 hoãn kết quả, có vẻ như hiệu quả vaccine không đạt yêu cầu".
Kết quả mới tác động không nhỏ đến chính sách ngoại giao y tế Trung Quốc. Đến nay, ít nhất 10 quốc gia đang phát triển đã đặt hàng vaccine 🌼nước này. Tổng số vaccine CoronaVac dự kiến xuất khẩu là 380 triệu liều.
Sau thông báo của Brazil, một quan chức cấp cao Hong Kong cho biết sẽ xem xét nghiêꦐm ngặt vaccine dựa trên thử nghiệm lâm sàng trước khi tung ra thị trường.
Yanzhong Huang, chuyên gia y tế cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Trung Quốc, cho biết: "Những nước đã đặt hàng vaccine Trung Quốc có thể thắc mắc về tính hiệu quả. Các quốc gia có đảng đối lập sẽ vin vào đó để thách thức quyết định của chính quyền đưꦫơng nhiệm, tạo tác động chính trị trong nước".
Sinovac chưa đưa ra bình luận nào. Đây là 🃏hãng có lợi thế về năng lực sản xuất, có thể cung cấp 600 triệu liều trong năm nay. Giới chức Trung Quốc coi vaccine là công cụ quan trọng giúp khống chế đại dịch ở các nước thu nhập♒ thấp với hạ tầng chăm sóc sức khỏe hạn chế.
Khác với ứng viên từ Pfizer và Moderna của Mỹ, vaccine Trung Quốc không cần trữ đông. Sản phẩm từ Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson cũng mang đặc điểm này, với độ hiệu quả cao hơn, có thể trở thành giải ꦯpháp thay thế lý tưởng. N♒hưng chưa rõ liệu các nước đã đặt mua CoronaVac có thể hủy hợp đồng và chuyển sang sản phẩm khác hay không.
Nhiều quốc gia mua vaccine Trung Quốc tương đối nghèo, họ dập dịch trong tuyệt vọng để bảo vệ dân số. Ví dụ, Indonesia đã đặt trước 125,5 triệu liều. Nước này báo cáo gần 850.000 ca nhiễm nCoV và gần 25.000 trường hợp tử vong, cao nhất Đông Nam Á🎃.
Sáng 13/1, Tổng thống Joko Widodo được tiêm vaccine CoronaVac trên tr𒈔uyền hình, mở đầu cho 🌞chiến dịch tiêm phòng quốc gia.
"Chủng ngừa Covid-🧸19 rất quan trọng để phá vỡ chuỗi lây truyền nCoV, bảo vệ sức khỏe cho tất cả 🐷chúng ta", ông tuyên bố.
Sulfikar Amir, phó giáo sư xã hội học người Indonesia, là♊m việc tại Đại học Công nghệ Na🌸nyang, Singapore, cho rằng thông tin từ Brazil rất đáng ngại.
"Tại sao Indonesia khônꦅg chờ tới khi có vaccine tốt hơn. Đối với tôi, điều này diễn ra thật vội vàn🦂g và gượng ép", ông nói.
Dữ liệu 𒁃mới của Brazil có thể là một bước lùi cho tham vọng của Trung Quốc. Nước này đặt mục tiêu dùng vaccine Covid-19 chứng minh tiềm lực trở thành cường quốc công nghệ sinh học hàng đầu thế giới.
Trước đó, giới chức đã liên tục quảng bá về hiệu của của sản phẩm do Sinovac và Sinopharm phát triển. Dù vaccine chưa hoàn thà𝓀nh thử nghiệm giai đoạn 3, chưa được cơ quan quản lý chấp thuận, Bắc Kinh tiêm chủng cho hàng nghìn người theo chính sách sử dụng khẩn cấp. Họ có kế hoạch tiêm cho 50 triệu người vào giữa tháng tới.
Kết quả mới có thể làm dấy lên làn sóng hoài nghi trên thế giới, đặc biệt là với những người vốn cảnh giác với vaccine Trung Quốc sau các vụ bê bối về an toàn, chất lượng. Nghiên cứu t🅰ừ Đại học Hong Kong cho thấy chỉ 37,2% người dân ở đặc khu sẵn sàng tiêm chủng.
Các nhà khoa học đặt câu hỏi về cách Trung Quốc công bố dữ liệu an toàn. Các phân tích đến nay chưa thống nhất. Hôm 12/1, Indonesia cho biết vaccine hiệu quả 65,3%. Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo sản phẩm có tác dụnꦺg 91ജ,25%, dựa trên thử nghiệm lâm sàng nhỏ.
Tại𓆉 Brazil, vaccine Covid-19 từ lâu đã khiến chính trường hỗn loạn. Tổng thống Jair Bolsonaro liên tục chế nhạo CoronaVac, gián tiếp thúc đẩy phong trào chống tiêm chủng. Hồi tháng 10, ông đột ngột hủy bỏ đơn đặt hàng 46 triệu liều. Trong khi đó, thống đốc São Paulo, João Doria, người sẽ tranh cử Tổng thống năm 2022, nhiệt tình quảng bá vaccine.
Theo tiến sĩ Denise👍 Garrett, chuyên gia dịch tễ người Mỹ gốc Brazil, không có lý do gì để nghi ngờ sự an toàn của CoronaVac. Tuy nhiên, bà cho rằng cách công bố🅰 dữ liệu mập mờ và gây hiểu lầm có thể làm lung lay lòng tin của công chúng, vô tình thúc đẩy cuộc chiến chính trị về vaccine.
"Sự thiếu minh ꧂bạch thực sự làm tổn hạiꦡ lòng tin của mọi người. Chúng củng cố luận điểm vaccine này không tốt", bà nói.
Thục Linh - Lê Cầm (Theo NY Times, SCMP)