Thi sĩ Hoàng Cầm khi còn trẻ. |
- Với sức khỏe như hiện nay, liệu ông có thai nghén một dự định sáng tác nào?
- Cách đây khoảng 6 tháng, trước khi ngã, tôi đã định cầm bút sáng tác một tập thơ. Vẫn là suy tư hoài ni🤡ệm về những gì mình đã sống. Mọi tư liệu cũng như xúc cảm đã được chuẩn bị nhưng cái họa đến không lường được. Sau một thời gian dài, trí nhớ và sức khỏe được hồi phục dần dần, hiện nay t🦹ôi lại bắt tay vào viết.
- Trở lại một chút với thơ văn Hoàng Cầm, trong số rất nhiều tác phẩm, ông nghĩ tác phẩm nào ghi dấu ấn Hoàng Cầm rõ nét nhất?
- Khác với Xuân Diệu, Huy Cận xuất hiện trên văn đàn bằng các tác phẩm thi ca. Tên tuổi Hoàng Cầm lại được nhiều người yêu mến từ thể loại kịch thơ. Ngày ấy được xem vở kịch ngắn ở Nhà hát lớn chỉ trong hai mươi phút, tôi đã muốn viết một cái gì đó. Rồi lần lượt các vở kịch thơ Bóng giai nhân, Hận Nam Quan và sau này là vở Kiều Loan ra đời, gây tiếng vang đối với thời đó.
- Kịch thơ là một thể loại khó, tại sao khi còn trẻ, ông đã chọn thử sức với thể loại này?
- Tôi mê kịch thơ như một cái gì rất tự nhiên, mới mẻ. Được xem diễn viên đẹp, ngâm nga những ca khúc của mình, tôi cảm giác như những câu thơ được thổi vào một hồn cốt. Cái khó nhất của kịch thơ chính là tìm sự dung hòa giữa hai thể loại này. Nếu như kịch là câu chuyện có tính vấn đề, có diễn biến dồn dập thì thơ lại là cái gì rất mênh mang dàn trải. Tôi muốn mình phải vượt qua sự ngăn cách đó, và cho đến nay vở kịch Kiều Loan đã phần nào làm tôi ưng ý. Tôi cũng nhớ nó nhất vì sự ra đời của nó và hành trình đến với công chúng thật gian nan. Khi đoàn được phép biểu diễn ở Nhà hát Lớn 5 đêm, ngay sáng hôm đó công diễn được đón nhận rất hào hứng. Vé của hai hôm sau bán sạch nhưng trong thời điểm nhạy cảm, chính phủ đô hộ luôn gây 🎶sức ép và vở kịch thơ không tiếp tục được công chiếu theo kế hoạch. Sau này, chúng tôi đã đi diễn ở quê và nơi nào cũng rất thành công, được nhân dân đón nhận.
- Và người đóng nhân vật Kiều Loan cũng chính là vợ của thi sĩ, nàng Tuyết Khanh ngày ấy hiện giờ ra sao?
- Tuyết Khanh quê ở Hải Phòng, khi tìm diễn viên chính cho vở kịch này tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Và khi gặp Tuyết Khanh, thì ngay lập tức tôi bị chinh phục bởi vẻ đẹp và giọng nói ngọt ngào. Một thời gian sau, chúng tôi kết hôn, nhưng sống cùng nhau chỉ trong hơn một năm, từ năm 1947 đến năm 1948 và có với nhau một cô con gái. Sau này, do chiến tranh thất lạc khi đất nước giải phóng, tôi về Hà Nội, bà ấy lại vào Sài Gòn. Rồi Tuyết Khanh sang Mỹ, mang theo cả cô con gái của chúng tôi. Cách đây vài năm, cháu lại diễn vở Kiều Loan.
- Đọc thơ Hoàng Cầm, người ta tặng ông danh hiệu thi sĩ đa tình, ông nghĩ sao?
- Người ta gọi tôi là đa tình có lẽ vì biết phần nào những câu chuyện tình yêu hơn tuổi của tôi. Nhưng nếu không có cái đa tình ấy thì cũng sẽ không có những Cây tam cúc hay Lá diêu bông, không có thơ Hoàng Cầm. Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ. Mà cái đa tình ở đây đâu đơn thuần là tình yêu lứa đôi. Bản chất của anh thi sĩ đã vốn sẵn máu phong tình, ch♔o đến bây giờ tôi vẫn thế. Tôi còn dành cái tình đậm sâu cho một vùng quê sinh ra mình.
- Nếu trong phong trào thơ mới, trước ông các thi sĩ thường chịu ảnh hưởng của thơ Pháp với các trào lưu khác nhau thì sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm của ông?
- Thế hệ các nhà thơ già như chúng tôi nói tiếng Pháp từ khi biết đọc, coi văn hóa Pháp là một nguồn mạch thứ hai nuôi dưỡng cảm hứng thơ ca. Đó là sự ảnh hưởng của cả một trào lưu chứ không riêng một tác giả nào. Khi mười sáu, mười bảy tuổi, tôi rất mê các nhà thơ lãng mạ⛦n như La Martine, Affrè de Musset. Khi đã trưởng thành hơn một chút, tôi thường chịu ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực như Baudelaire, Verlaine. Nhưng cái ghi dấu ấn đậm nhất trong thơ🦩 tôi là đặc trưng của văn hóa vùng miền. Một vùng quê kinh bắc với dòng sông Đuống và những cô gái quan họ.
- Người ta thấy trong thơ Hoàng Cầm có một vùng tâm linh vừa rất mờ, vừa rất thực, khi viết những dòng thơ "nghe như có ai đọc bên tai" đó, sự chi phối của lý trí như thế nào?
- Trước khi cầm bút, bao giờ tôi cũng có sự suy tư trăn trở về tình yêu, hạnh phúc. Vùng miền tâm linh đó không phải là cái gì xa vời mà chính là những kỷ niệm sâu lắng nhất. Nó quen thuộc, thân thương với mình trong suốt những năm ấu thơ ꦏvà đến lúc đó nó nhập vào mình như vô thức nhưng lại rất thực. Cái dòng sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ" đó đã gắn bó với tôi từ những năm lên tám, chín tuổi. Và khi tôi xa Kinh Bắc, chứng kiến những hình ảnh người phụ nữ trăn trở nghĩ suy về số phận của mình thì cái dáng nằm nghiêng nghiêng của con sông ấy cũng là dáng vẻ của sự suy tư, trăn trở cho số phận dân tộc mình. Rồi khi viết diêu bông, tôi nào có định nghĩa được nó là cái gì. Chỉ có điều trong cảm giác của tôi "diêu bông" chính là cái mình cần tìm. Sau này tôi đi tìm cách giải nghĩa lại hai chữ diêu bông thì thấy diêu là nhẹ nhàng, phiêu diêu, không có thực như ma, còn bông lại là sự cụ thể khiến người ta nghĩ ngay đến sự yên ấm.
- Là một trong số ít những nhà thơ của thế hệ trước còn tồn tại, ông nghĩ gì về những sáng tác của các nhà thơ trẻ hiện nay?
- C🀅ác nhà thơ trẻ hiện nay đang cố bươn mình lên, bứt phá. Họ muốn phá vỡ cái cũ bởi thơ hiện nay rất ít khi đi theo t🌄hể loại lục bát, tứ tuyệt. Họ đang tìm tòi hình thức mới để thể hiện con người và cuộc sống họ đang sống. Như Vi Thùy Linh, dám thẳng thắn đưa những quan điểm sống của mình vào thơ, đó là những tiếng thơ rất táo bạo. Nhưng để gọi tên thành một thi sĩ thì hơi khó. Nếu ở thời của chúng tôi, chỉ trong 12 năm, trên văn đàn nở rộ những tên tuổi, cây đa, cây đề như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Phạm Huy Thông, rồi Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử thì ngày nay, để người đọc nhớ đến và thuộc tên nhà thơ vẫn còn rất khó.
- Theo ông, nguyên nhân không có một gương mặt nào nổi trội trong làng thơ trẻ hiện nay là do đâu?
- Ở thời tôi, khi Xuân Diệu chưa xuất hiện, Thế Lữ đã thành danh. Khi Xuân Diệu gửi bài đến báo của Thế Lữ, ngay lập tức, ông đã nhận ra một tài năng thơ ca. Nhưng ông muốn cho tài năng ấy thật chín. Bài nào Xuân Diệu gửi đến, ông cũng viết nhận xét rất kỹ nhưng không cho đăng báo. Suốt một quá trình dài như thế, thơ Xuân Diệu gửi báo phải đến gần 100 bài, khi đó Thế Lữ mới để tài năng thơ ca này xuất hiện. Và khi ấy, Xuân Diệu không cần phải khẳng định mình nhiều, khán giả đón nhận ông. Nói như thế để thấy, các báo và nhà xuất bản được coi là bà đỡ cho nhà thơ. Nếu♛ bị ghẻ lạnh, nhà thơ sẽ không có cách nào đến được với độc giả. Mà bây giờ, ngư♏ời muốn in thơ phải tự bỏ tiền túi ra in nói gì đến chuyện được dìu dắt như thời của chúng tôi.
Thu Hà thực hiện