Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ của Anh. Theo hiến pháp, bà có vai trò quan trọng như mở và giải tán quốc hội cũng như phê chuẩn dự luật. Tuy nhiên, những quyền lực nà♛y phần lớn mang tính nghi lễ. Lần gần đây nhất Nữ hoàng hay Nhà vua Anh không thông qua dự luật là vào năm 1708.
Một ngày sau cuộc🌺 tổng tuyển cử, Nữ hoàng mời lãnh đạo đảng giành được nhiều ghế nhất trong hạ viện trở thành thủ tướng và thành lập chính phủ. Mỗi khi khai mạc kỳ họp quốc hội, Nữ hoàng đọc một bài phát biểu do chính phủ chuẩn bị, nêu chi t♏iết kế hoạch chính sách và dự luật chờ thông qua.
Nữ hoàng cũng là Tổng tư lệnh Lực lượn✤g Vũ trang Anh, tuy nhiên, quyền lực thực tế nằm trong tay Thủ tướng và Bộ trưởng Quốꦏc phòng. "Bà là nguyên thủ nhưng không quản lý đất nước, đó là việc của chính phủ dân cử", Asif Hameed, giảng viên luật tại Đại học Southampton, cho biết.
Vì vậy, vai trò thực tế của Nữ hoàng là trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước, giữ vị ꦏtrí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Bà🦂 thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ như đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức.
Không chỉ là nguyên thủ của Anh, Nữ hoàng còn là nguyên thủ của Khối Thịnh vượng chung, tổ chức liên chính phủ gồm 53 quốc gia thành viên, hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh𝓀. Tổ chức được thành lập bằng Tuyên ngôn London năm 1949, xác định các quốc gia thành viên "tự do và b𝕴ình đẳng". Nữ hoàng là biểu tượng liên kết của tổ chức.
Ngoài Anh, bà còn là nữ hoàng của 15 quốc gia khác trong khối, trong đó có Canada, Australia và New Zealand. 5 vương quốc khác có quân chủ riêng và 32 quốc gia còn lại là các nước cộng hòa. Mỗi ngày, tài🍃 liệu và báo cáo từ các bộ trưởng và quan chức Khối Thịnh vượng chung được trình lên Nữ hoàng. Nếu cần thiết, các tài liệu sওẽ được Nữ hoàng ký.
Các thành viên hoàng gia có vai trò hỗ trợ Nữ hoàng trong các nhiệm vụ chính thức là c♔on, cháu, anh em họ của Nữ hoàng cùng bạn đời của họ. Các thành viên hoàng gia có thể đại diện cho Nữ hoàng và quốc gia Khối Thịnh vượng chung tại các sự kiện như quốc tang, lễ hội quốc gia hoặc các chuyến công du. Các thành viên nhận và trả lời khoảng 100.000 thư mỗi năm.
Tại các sự kiện chính thức như tiệc chiêu đãi, quốc yến và các bữa tiệc trong vườn, các thành viên hoàng gia giúp Nữ hoàng tiếp đón khách mời. Hàng năm khoảng 70.000 người được mời đến các bữa tiệ༺c tại dinh thự của hoàng gia.
Hoàng gia Anh đóng﷽ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích từ thiện. Các thành viên là chủ tịch hoặc người bảo trợ của khoảng 3.000 tổ chức trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, môi trường cho đến bệnh viện, nhà ở. Phạm vi lớn này tạo điều kiện để các hoàng gia gặp gỡ nhiều người dân, hiểu thêm cuộc sống của họ.
Một số thành viên hoàng gia Anh thành lập các tổ chức từ🍰 thiện của riêng mình, như The Prince's Trust của Thái tử Charles, hỗ trợ những người 11-30 tuổi thất nghiệp và gặp khó khăn.
Hoàng gia còn có vai trò nổi bật trong hỗ trợ lực lượng vũ trang. Các ⭕thành viên hoàng gia Anh có mối quan hệ chính thức với nhiều đơn vị, thường xuyên đến thăm các binh sĩ, thủy thủ và phi công phục vụ trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ của hoàng gia là tăng cường tinh thần đoàn kết của người dân. Các thành viên có thể tham gia vào các sự kiện cộng đồng và địa phương ở mọi miền của Anh, từ kha𒀰i trương tòa nhà mới cho đến các hoạt động kỷ niệm.
Khi bất ngờ thông báo rút khỏi vai trò cấp cao trong hoàng gia hôm 8/1, Harry - Meghan vạch ra tương lai độc lập về tài chính🔯, dành nhiều thời gian hơn ở Bắc Mỹ, giảm bớt vai trò chính thức nhưng vẫn muốn tiếp tục các nh♑iệm vụ hoàng gia và hỗ trợ cho Nữ hoàng.
Tuy nhiên, mong muốn của họ không thể thành hiện thực khi Điện Buckingham tuyên bố rõ rằng Harry- Meghan sẽ không còn đại diện cho Nữ hoàng tại bất kỳ hoạt động nào. Họ mất đ𒅌i danh hiệu hoàng tử và công nương. Harꩵry phải rút khỏi tất cả vai trò trong quân đội. Dù vẫn được giữ tước hiệu Công tước và Nữ Công tước xứ Sussex, chưa biết Harry và Meghan có thể tiếp tục hoạt động với thương hiệu Hoàng gia Sussex (SussexRoyal) hay không.
Harry ngày 19/1 thừa nhận anh muốn tiếp tục phục vụ Nữ hoàng nhưng ý tưởng này không được bà chấp thuận. Richard Fitzwilliams, nhà bình luận về hoàng gia Anh, miêu tả việc mất các mối liên hệ trong quân đội là "điều khó khăn" với Harry, vì a🤪nh từng hai lần phục vụ trong quân ngũ ở Afghanistan.
Hoàng tử𒐪 Harry gia nhập quân đội hoàng gia vào năm 2006 và giải ngũ năm 2015. Trong thời gian tại ngũ, anh đeo hàm đại úy. Harry được Nữ hoàng trao danh hiệu quân đội cao nhất là Tổng tư lệnh danh dự thủy quân lục chiến hoàng gia tháng 12/2017, kế vị Công tước xứ Edinburgh, hoàng thân Philip. Ngoài ra, anh là Tư lệnh danh dự không quân hải quân hoàng gia Anh và Tư lệnh danh dự lực lượng tàu cỡ nhỏ và tác chiến lặn của hải quân hoàng gia.
🦋 Quân đội hoàng gia Anh quy đ🅠ịnh những quân nhân rời quân ngũ có thể đeo huy chương nhưng không được mặc quân phục. Vì vậy, Harry sẽ không còn được mặc quân phục khi tham gia các sự kiện của quân đội. "Lần tới, khi Công tước xứ Sussex có mặt tại một sự kiện quân sự, anh ấy sẽ mặc trang phục dân sự vì anh không còn tham gia vào bất kỳ đơn vị quân đội nào nữa. Thật đáng tiếc, đáng buồn khi quân đội mất đi anh ấy", một cựu lãnh đạo hải quân nói.
Phương Vũ (Theo CGTN/Royal UK)