Series Hoàng Phi Hồng do Hong Kong sản xuất, Từ Khắc đạo diễn, Lý Liên Kiệt đóng chính ra mắt phần đầu năm 1991. Trang Thepaper đánh giá sau 30 năm, đâꦕy vẫn là tác phẩm xuất sắc với nội dung, nghệ thuật độc đáo. Đến nay, loạt phim vẫn thường xuyên được phát lại ở nhiều đài truyền hình đồng thời được đông đảo khán giả xem lại trên các trang trực tuyến.
Series gồm ba phần Hoàng Phi Hồng (1991), Hoàng Phi Hồng 2: Nam nhi đương tự cường (1992) và Hoàng Phi Hồng 3: Sư vương tranh bá. Cả ba bộ đều lấy bối cảnh thời vãn Thanh, võ sư dân gian kiêm thầy thuốc Hoàng Phi Hồng (Lý Liên Kiệt) chịu áp lực tứ phía, đặc biệt từ quan phủ và người phương Tây. Phim võ thuật thường có nội dung đơn giản vì còn dành thời lượng cho phần "võ" nhưng phong cách của Từ Khắc khác biệt. Ông xây dựng nhân vật Hoàng Phi Hồng với tính cách đa dạng, phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Điều này cũng thể hiện đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cuối triều Thanh, khi c💃on người đứng trước ngã tư đường, với những thay đổi, lựa chọn lớn lao.
Trước khi Từ Khắc làm loạt phim, làng nghệ thuật Hoa ngữ có gần 100 tác phẩm điện ảnh về võ sư Hoàng Phi Hồng, lập kỷ lục thế giới Guinness về nhân vật lịch sử nhiều lần được dựng thành nhân vật chính nhất. Ba tác phẩm của Từ Khắc gặt hái thành công chưa từng có nhờ cách cấu tứ, xây dựng nội dung mới lạ. Trước đó, Hoàng Phi Hồng thường được khắc họa nghiêm nghị, khiêm tốn còn qua thể hiện của Lý Liên Kiệt, Hoàng Phi Hồng vừa nghiêm túc vừa dễ thương, hài hước, có lúc ngô nghê. Chàng có lúc thét ra lửa cũng có khi ghen tuông vì tìn𝔉h địch tán tỉnh bóng hồng trong mộng của anh - Dì mười ba (Quan Chi Lâm đóng).
Dì mười ba là nhân vật hư cấu do Từ Khắc và hai൩ đồng biên kịch khác tạo nên. Cô không phải nhân vật trọng tâm của ba bộ phim song là vết son tươi tắn xuyên suốt các tập. Nàng trẻ trung, hiện đại, du học phương Tây, giỏi ngoại ngữ, tư tưởng cởi mở, đại diện cho sự đổi mới của thời đại, Hoàng Phi Hồng không thể không đổi mới theo. Diễn tiến tình cảm giữa Dì mười ba và Hoàng Phi Hồng tạo nét lãng mạn, đáng yêu cho tác phẩm𒆙.
Về yếu tố võ thuật, Hoàng Phi Hồng là bữa tiệc thị giác thịnh soạn, tạo điểm nhấn ở các cú đánh chân của Lý Liên Kiệt. Trên Sina, Từ Khắc kể ban 🍸đầu ông mời võ sư Lưu Gia Lương làm chỉ đạo hành động nhưng hai người hợp tác không vui vẻ. Lưu Gia Lương sùng bái kungfu thực thụ, dùng súngđao thật và kiên trì quan điểm này trên phim trường. Nhưng Từ Khắc không định khắc họa Hoàng Phi Hồng theo cách truyền thống mà muốn biến nhân vật thành chàng trai có phần ham chơi, ương bướng và tinh nghịch. Lưu Gia Lương nói: "Phi💧m này chiếu ra, các đệ tử cười vào mặt tôi à?". Từ Khắc đáp lại: "Tôi không làm phim tài liệu, tôi làm phim để khán giả khắp thế giới xem".
Không thể hợp tác với Lưu Gia Lương, Từ Khắc bèn mời võ sư Viên Tường Nhân nhưng ông cũng không làm hài lòng đạo diễn. Viên Tường Nhân đành tìm anh trai ông - Viên Hòa Bình - giúp đỡ. Viên Hòa Bình khiến Từ 🤪Khắc tâm phục nhờꦑ các thiết kế hành động vừa đẹp mắt vừa mới mẻ, chưa từng có trong những phim võ thuật trước đó.
Đoạn hành động được đánh giá kinh điển trong tác phẩm là cảnh Hoàng Phi Hồng đấu Nghiêm Chấn Đông ở phần một. Ngày đầu quay cảnh này, Lý Liên Kiệt bị ngã gãy chân. Đoàn phim đối mặt tốn kém kinh phí lớn nếu ngừng quay chờ tài tử bình phục. Sau đó, Từ Khắc mời Hùng Hân Hân, Cốc Hiên Chiêu đóng thế cho nam chính. Trong phim tài liệu Long hổ võ sư ra mắt hồi tháng 8, Hùng Hân Hân kể mỗi ngày ông làm việc 16 giờ, liên tục 31 ngày để hoàn t𒊎hành đoạn phim. Cảnh quay được khen kết hợp đẹp mắt giữa nhu và cương, lối đánh vừa nhanh vừa thanh thoát, bay bổng.
Phim quay gấp rút do vấn đề kinh 𒆙phí, vì thế một số chi tiết khắc họa đơn sơ, lộ "sạn". Tuy nhiên, nội dung, nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá "vô tiền khoáng hậu", đến nay khó có tác phẩm về Hoàng Phi Hồng vượt qua được chất lượng của loạt phim do Từ Khắc đạo diễn. Tác phẩm khẳng định vị trí quan trọng của ông trong phong trào điện ảnh Làn sóng mới Hong Kong (Hong Kong new wave), khởi xướng từ cuối thập niên 1970 tới cuối thập niên 1990. Phim còn giúp Lý Liên Kiệt thoát khỏi "vùng trũng" trong sự nghiệp - những năm cuối thập niên 1980 để đạt đỉnh cao mới.
Nghinh Xuân