Hoàng thân Philip sinh năm 1921 tại đảo Cofu, là con th🎃ứ năm và con trai duy nhất của hoàng tử Hy Lạp Andrew và công chúa Battenberg Alice. Dòng họ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg của ông xuất thân từ quý tộc Đan Mạch và lên ngôi tại Hy Lạp năm 1863. Cuộc đảo chính năm 1922 tại Hy Lạp khiến hoàng gia nước này phải sống lưu vong.
Philip và cha mẹ tới định cư tại Paris, Pháp, nơi ông bắt đầu học tại trường Elms của Mỹ. Thân🍃 phận của Philip trở nên bấp bênh khi phải sống lưu vong, song ông có nhiều mối liên hệ với hoàng gia các nước, đặc biệt là Anh. Philip là chắt của Nữ hoàng Anh Victoria và cháu của Hoàng tử Louis, thành viên gia đ🐟ình Battenberg từng trị vì Đức năm 1806-1918.
Để nuôi dưỡng những mối liên hệ này, Philip theo học tại trường dự bị truyền thống Cheam ở Hampshire năm 1928-1933. Hoàng tử Louis chăm sóc Philip khi ở Anh, đặc biệt sau khi mẹ ông nhập꧃ viện vì chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng nă𝄹m 1930.
Năm 1939, Philip gia nh🍃ập Cao đẳng Hải quân Hoàng gia Anh tại Dartmouth, Devon. Ông đứng đầu lớp khi tốt nghiệp và được khen là học viên giỏi nhất. Trong Thế chiến II, Philip tham gia chiến trận trên khắp thế giới, trong đó có khu vực Địa Trung Hải năm 1941 và chứng kiến Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tại vịnh💯 Tokyo năm 1945.
Nhiều người cho rằng Hoàng tử Philip và Công chúa Eliꦑzabeth đính ước khi họ gặp nhau tại Dartmouth tháng 7/1939, khi bà 13 tuổi. Mẹ của Philip là em họ của Quốc vương George VI nên ông không xa lạ gì với hoàng gia Anh. Hôn ước của Philip và Elizabeth được công bố tháng 7/1947, sau khi hoàng gia Anh trở về từ Nam Phi, do George VI không muốn công khai tin tức trước sinh nhật thứ 21 của Elizabe🍌th.
Đám cưới của Philip và Elizabeth được tổ chức ngày 20/11/1947, một dịp lễ lớn nhất của Anh sau Thế chiến II. Dù được tổ chức hoành tráng vào thời điểm dân Anh thắt lưng buộc bụng để tái thiết đất nước, lễ cưới của Philip và꧋ Elizabeth diễn ra thuận lợi. Vào đêm trước đám cưới, Philip được phong chức Công tước Edinburgh, Bá tước Merioneth và Nam tước Greenwich.
Sau lễ cưới, Philip tiếp tục cuộc sống với tư cách một sĩ quan hải quân. Philip k🅰hi đó là trung úy, phục vụ trên khu trục hạm Checkers đóng quân tại Malta. Ông sống cùng Elizabeth tại hòn đảo trên Địa Trung Hải trong nhiều năm, quãng thời gian được cho là hạnh phúc nhất đời với sự tự do mà sau này họ không còn biết đến.
Vua George VI qua đời năm 🐟1952, khi Phili𝐆p và Elizabeth đi nghỉ ở Kenya. Lễ đăng quang của Elizabeth được tường thuật trực tiếp trên truyền hình và trở thành sự kiện nổi bật trên toàn quốc. Gặp lại vợ sau buổi lễ, Philip nhìn vào chiếc vương miện Elizabeth đang đội và hỏi rằng "nàng lấy đâu ra chiếc mũ này thế?".
Hoàng thân Philip sau đó trở thành đô đốc hạm đội của hải quân Anh. Cuộc sống của Philip sau đó đầy rẫy căng thẳng lẫn khó chịu trong xung đột giữa việc trở thành "bù nhìn" và một sĩ quan có thực lực sẵn sànᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg bắt tay vào làm mọi việc.
Khi chuyển đến Cung điện Buckingham, nơi những người giúp việc vẫn đội tóc giả như xưa, Philip bắt tay vào thực hiện quyết tâm hiện đại hóa lối sống của hoàng gia Anh.
Ông hủy bỏ nhiều nghi thức, ví dụ việc đặt một chai whisky cạnh giường Nữ hoàng vốn có từ thời Vi🌳ctoria. Tuy nhiên, mong muốn đổi mới của Philip thường bị các cận thần cản trở và🐈 dẫn đến những xung đột trong hoàng gia.
Philip quyết tâm bảo vệ vợ mình trước sự soi mói của báo chí, tru🍸yền hình và cả những người quản lý nhật ký của hoàng gia Anh. Nỗi bực dọc của Philip càng lớn khi phiền toái càng nhiều. Philip ghét báo chí, thậm chí "vô tình" phun nước vào phóng viên trong một sự kiện 🌺ở Chelsea, thậm chí còn hỏi rằng "đâu là báo chí và đâu là vượn" khi tới thăm Gibraltar năm 1950.
Hoàng thân Philip được đánh giá là luôn cố gắng trong mọi việc, dù đôi khi ông có chút sai sót, song chưa từng làm lấy lệ hay tỏ ra nhàm chán. Năm 1952, Philip được mời làm Chủ tịch Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Anh và say mê làm việc tại đó. Những người tới dự lễ nhậm chức của Philip c🐬ảm thấy "kinh ngạc♔" trước bài phát biểu do chính ông soạn.
Thành tựu lâu dài nhất của Hoàng thân Philip là Đề án Giải thưởng của Công tước xứ Edinburgh, bắt đầu năm 1956, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp và nỗ lực của những người trẻ tuổi.
Giải thưởng được trao cho các hoạt động trong lĩnh vực giải trí h🌱oặc liên quan đến dịch vụ cộng đồng, cùng những cá nhân ꦬcó thành tích vượt trội. Hơn 5 triệu thanh niên Anh đã tham gia chương trình này, Hoàng thân Philip gặp hàng trăm thành viên đề án mỗi năm.
Dù thực hiện vai trò khó khăn với tư cách là chồng của Nữ hoàng Anh, Philip vẫn quyết tâm 🍸theo đuổi cuộc sống và sở thích của mình. Tháng 10/1956, ông bắt đầu chuyến du ngoạn thế giới kéo dài 4 tháng với hai người bạn, làm dấy lên tin đồn cuộc hôn nhân gặp trục trặc. Cung điện Buckingham nhanh chóng phủ nhận bất cứ rạn nứt nào.
Hoàng thân và Nữ hoàng có cuộc sống riêng biệt bên trong Cung điện Buckingham, họ có phòng ăn, phòng khách và phòng t𒁏ắm riêng. Bất chấp nhiều tin đồn về việc Philip được nhiều phụ nữ để mắt tới, cuộc hôn nhân của ông với Nữ hoàng Elizabeth hết sức bền chặt.
Trong lễ kỷ niệm đám cưới kim cươnꦯg năm 2007 và 60 nꦦăm lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth năm 2012, hoàng thân Philip đứng hàng giờ cạnh vợ dưới mưa. Những người thân cận với vợ chồng Nữ hoàng Anh xác nhận họ luôn dịu dàng với nhau, song chỉ những lúc thoải mái và riêng tư.
Hoàng thân Philip kỳ vọng🌟 rất nhiều vào các con mình và đôi khi tỏ ra thất vọng vì họ. Mối qu🦩an hệ giữa ông và con trai cả Charles không hề dễ dàng, khi Hoàng tử xử Wasles là người nhút nhát, nhạy cảm và hướng nội trong khi Công tước xứ Edinburgh là người nhiệt tình, giàu năng lượng và thực tế. Khi sinh nhật lần thứ 80 tới gần, Hoàng thân Philip viết cho Charles bức thư xin lỗi để xoa dịu tình hình.
Trong khi đó, quan hệ giữa Philip và con gái là Công chúa Anne dễ dàng hơn so với Charles. Người con thứ ba của Philip là Hoàng tử Andrew từng tham gia chiến dịch ở Fal🐽klands với tư cách phi công trực thăng. Trong khi đó, Hoàng tử Edward tham gia thủy quân lục chiến và rời đơn vị ch💫ỉ sau 4 tháng, khiến Philip buồn lòng.
Philip có thiện cảm với Diana Spencer, 𝕴sau này trở thành Công nương xứ Wales, và Sarah Ferguson, nữ Công ước xứ York. Thái tử Charles nói Philip không chấp nhận quan hệ tình cảm của ông với Camilla Parker Bowles và hối thúc ông kết𓃲 hôn với Diana.
Sau khi Thái tử Charles ly hôn, Philip bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ con trai của mình, đặc biệt sau khi Diana xuất bản cu൩ốn sách chỉ trích hoàng gia kịch liệt. Cá🎃i chết của Công nương Diana khiến Philip cảm thấy đau buồn. Hoàng thân Philip, khi đó 76 tuổi, đi cùng hai cháu của mình là William và Harry sau quan tài của Diana trong lễ tang.
Philip thể hiện rõ ủng hộ cho mối quan hệ giữa cháu trai William và Kate Middleton. Lễ đính hôn và đám cưới của họ tại Tu viện Westminster là sự kiện khiến Philip và Elizabeth cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng. Hoàng thân Philip khi đó chỉ mới hồi phục sau ca phẫu thuật hông, song ông vẫꦆn đi đều bước sꦕau vợ vào nhà nguyện St George trong đám cưới.
Trước sinh nhật lần thứ 90 của mình, Hoàng thân Philip vẫn tham gia 300 buổi giao thiệp với công chúng mỗi năm. Philip thường xuyên chóng mặt và khó thở sau khi mắc một chứng bệnh tim năm 2007, song ông từ chối giảm bớt khố🍌i lượng công việc. Hoàng thân Philip chỉ tuyên bố nghỉ hưu khi ông 95 tuổi.
Tuy nhiên, hoạt động của Philip vẫn không dừng lại. Ở độ tuổi 97, Philip bay hơn 300 km để đến dự lễ rửa tội của một em bé. Chiếc Land Rover do Philip lái lật nhào𒊎 sau vụ va chạm gần Sandringham tháng 1/2019, ông không bị thương song người phụ nữ trên chiếc xe còn lại bị gãy cổ tay. Hai ngày sau, ông bị bắt gặp khi lái xe mà không thắt dây an toàn, dù đã nộp bằng lái trước đó.
Hoàng thân Philip qua đời ngày 9/4, thọ 99 tuổi. Ông được đánh giá là người hiện đại và làm thay đổi vai trò của chồng nữ hoàng Anh.🐬 Với sự kiên trì chưa từng có trong lịch sử hoàng gia Anh, Philip ghi dấu ấn bằn💃g sự tin tưởng vào bổn phận, tính kỷ luật, tự giác và chăm chỉ làm việc.
Philip chấp nhận sự thay đổi, tin tưởng vào nghiên cứu, đào tạo, khoa học và công nghệ, điều mà ít người tiền nhiệm của ông 🧸từng làm. Philip tò mò về thế giới, bị cuốn hút bởi cách mọi thứ vận hành và không bao giờ ngừng tin tưởng vào lớp trẻ.
Nguyễn Tiến (Theo Times)