Cuộc ly hôn vào tháng 6 năm nay, khiến Kiên, 40 tuổi, nhân viên một công ty xây dựng ở Hà ℱNội, khốn khổ. Sau biến cố, người đàn ông nhốt mình trong phòng, không thiết tha công việc và các mối quan hệ xung quanh.
Gia đình cho biết Kiênജ từng có hôn nhân hạnh phúc với người vợ cũng là mối tình đầu kéo dài 8 năm, nhưng sau đó người phụ nữ phải lòng người khác, bị chồng phát hiện. Dùng dằng ba năm hàn gắn không thành, Kiên thường mượn rượu giải sầu, sau đó triền miên đi nhậu. Gần đây, mỗi ngày anh uống mộ𒈔t lít rượu, sụt cân, suy nhược, xuất hiện nói nhảm và ảo giác trong đầu, nhiều lần có ý định tự sát.
Tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám 💧đốc, cho bᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚiết bệnh nhân bị loạn thần do nghiện rượu, được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Cũng tìm đến rượu giải sầu, Tuấn, ꦰ42 tuổi, ở Phú Thọ, phải nhập viện với chẩn đoán mắc chứng loạn thần. Người nhà cho biết hai năm qua, anh kinh doanh thua lỗ, nợ nần💯, thậm chí phải vay nặng lãi, nên thường xuyên uống rượu để ngủ được.
Từ chỗ chỉ uống buổi tối, anh t🦩iêu thụ rượu cả ngày, thường xuyên bị run tay, la hét, giận dữ, đập phá đồ đạc, đánh chửi vợ con, có khi không nhận thức được người thân. Anh cũng là bệnh nhân của bác sĩ Thu, được điều trị thuốc an thần, chống trầm cảm, vitamin, dưỡng não.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật toàn cầu. Rượu🌄 ảnh hưởng tất cả bộ phận cơ thể, nặng nhất là não và hệ thần kinh trung ương.
🥂Nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, đặc tính sinh học. Do đó, không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn, nguy cơ sẽ tăng lên tương ứng với lượng cồn tiêu thụ.
Trong đó, loạn th♏ầ🃏n do rượu là trạng thái liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, ảo giác (như ảo âm thanh hoặc hình ảnh), hoang tưởng như nghi ngờ ghen tuông vô cớ, lúc đầu chỉ ghen trong trạng thái say, về sau xuất hiện thường xuyên và rất vô lý..., dẫn tới hành vi tự vệ cho bản thân hoặc mâu thuẫn trong gia đình, thậm chí là tấn công người khác. Các trạng thái này thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi sử dụng rượu. Mặt khác, loạn thần do rượu còn có thể dẫn đến trầm cảm, biểu hiện bằng cảm xúc buồn chán, tiêu cực, không muốn sống.
Hiện Việt Nam chưa có thống kê người bị loạn thần do rượu, nhưng số ca được chẩn đoán tăng trong thời gian gần đây. Số bệnh nhân điều🍸 trị tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương thường xuyên gần 10 ca ở mọi thời điểm, trong khi trước đây chỉ 2-5 người. Các bệnh nhân thuộc nhiều nhóm, bao gồm bác sĩ, luật sư, doanh nhân, công chức hay người lao động chân tay, đặc điểm chung là gầy yếu, thường xuy𝓀ên có ảo thanh trong đầu.
Tương tự, tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ Rối loạn do sử dụng rượu tại Bệnh viện Bạch Mai đầu tháng 10, bác sĩ Lê Thị Thảo, Trưởng phòng Điều trị 🌺nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần, cho hay nơi này tiếp nhận nhiều trường hợp hoang tưởng do rượu, như hoang tưởng bị hại, bị theo dõi, tự cao... Nguyên nhân chủ yếu là buồn, căng thẳng tâm lý nên muốn tìm đến rượu để giải sầu.
"Nhưng đúng với câu 'nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm', một vòng luẩn quẩ🍨n bắt đầu từ việc uống quá nhiều rượu sẽ gây căng thẳng tâm lý, dẫn đến trầm cảm, tr༒ầm cảm lại làm tăng lượng rượu tiêu thụ", bác sĩ nói.
Theo các chuyên gia, một trong khó khăn là khó tiên lượng thời gian điều trị tâm thần cho các bệnh nhân nghiện rượu. Khi ra viện, người bệnh vẫn có thể tái nghiện rượu. Vì 𝓡vậy, gia đình cần giám sát người bệnh, phục hồi chức năng tâm lý xã hội để chống tái nghiện, giúp tái hòa nhập. Bệnh nhân cũng cần thường xuyên tái khám các vấn đề về tâm thần.
Trong trường hợp cần uống rượu, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày đối với nam và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ; không nên uống quá 5 ngàyܫ/tuần. Cụ thể, đối với nam không nên uống quá 1-1,5 chai/lon bia/ngày; 2 cốc bia/ngày, không quá 2 ly rượu vang/ngày, 2 ly rượu (40 độ)/ngày. Nữ thì bằng nửa của nam.
Thúy Quỳnh