Tỉnh Lai Châu vừa ra quyết định chỉ dạy họ♒c từ thứ hai đến sáu, học sinh được nghỉ hai ngày cuối tuần. Chính sách này♌ cũng được một số tỉnh như Lào Cai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa... áp dụng với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp.
Nghe tin này, Mi𒁃nh Thư, học sജinh lớp 10 ở Hà Nội, ao ước trường mình cũng sớm thực hiện. Thư đang học các buổi chiều từ thứ hai đến bảy, thêm hai buổi sáng học ngoại ngữ và thể dục.
Thời khóa biểu này khiến Thư gặp bất tiện khi sắp xếp thời gian tự học, nghỉ ngơi và đi chơi cùng gia đình. Nhiều lần em không thể cùng bố mẹ về thăm quê, vì gần 17h 🐭thứ bảy mới tan học, trong khi cả nhà xuất phát từ sáng.
"Em cũng từng thắc mắc sao người đi làm được nghỉ cuối tuần, còn học sinh vẫn phải học", Thư nói. "Nếu được chọn, em cũng mong được♍ nghỉ trọn vẹn thứ bảy và chủ nhật".
Hoàng Long, lớp 11 ở Hà Nội, cũng đồng tình với ಞviệc các trường chỉ dạy từ thứ hai đến sáu,🌠 và "cảm thấy may mắn" khi trường mình đã áp dụng quy định này.
Khi còn ở THCS, Long cũng đi học thứ bảy nhưng từ khi lên THPT, nam sinh được nghỉ hai ngày cuối tuần, chỉ học 5 buổi chiều và 3 buổi sáng các ngày trong tuần. So sánh sự khác biệt giữa hai cách tổ chức học, Long thấy mình𒊎 có nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi và làm bài tập hơn, cũng "đỡ thấy lười" khi trở 💎lại trường vào thứ hai.
"Trước kia, em chỉ có chủ nhật vừa để chơi và làm bài, thấy lúc nà🧸o cũng gấp gáp, nhoáng cái là hết ngày. Bây giờ, em có thể ngủ thêm vào sáng t✅hứ bảy, chiều hôm đó chơi, rồi tới chủ nhật làm bài tập", Long nói.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm tổ chức học 5 ngày một tuần, thầy Nguyễn Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám, TP HCM, cho rằng cách sắp xếp thời khóa biểu này mang đến nhiều lợi ích, nên học sinh ủng hộ và nhiều địa phương triển khai là điều dễꦚ hiểu.
Về phía học sinh, khi có hai ngày nghỉ cuối tuần, thầy Tuấn thấy các em có thêm thời gian tiếp cận các chương trình ngoại khóa, kỹ năng, ngoạ𒉰i ngữ ngoài nhà trường. Qua đó, học sinh được giáo dục toàn diện h✨ơn.
Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, Hà Nội, nói thêm việc này còn thuận tiện cho các 🎀gia đình trong việc sắp xếp lịch đi chơi, về quê.
"Nhiều khi bố mẹ đ꧅ược nghỉ cuối tuần, nhưng con cái vẫn đi học, muốn cùng nhau đi đâu cũng khó", cô nói. "Việc tổ chức lịch học cho các em giống với người đi làm sẽ giải quyết phần nào vấn đề này, giúp tăng gắn kết gia đình".
Khi bắt đầu triển khai quy định học 5 ngày một tuần, thí điểm với cấp trung học từ n🐟ăm 2019, ngành giáo dục Lào Cai cũng nhìn nhận rằng cách làm này giúp giảm áp lực, cả người dạy và học có thêm thời gian nghỉ ngơi,൲ học sinh có cơ hội học thêm các kỹ năng khác.
Ông Bùi Xuân Ti⛎ệp, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, cho biết với hướng dẫn của Sở, các trường linh động sắp xếp thời khóa biểu, đảm bảo nguyên tắc đủ chương trình, không dồn ép.
Ví dụ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh THCS và THPT trung bình học 29-29,5 tiết bắt buộc mỗi tuần, thêm tự chọn k𝔉hoảng 35-40.
Nếu học 5 ngày, mỗi buổi sáng 5 tiết, học sinh còn t♊hiếu 4,5 tiết bắt buộc. Số này cùng các tiết tự chọn sẽ được xếp vào buổi chiều. Những hôm học cả ngày, các trường sẽ tính toán, xếp môn có nội dung nhẹ nhàng để tránh áp lực cho học sinh. Còn với thứ bảy, Sở khuyến khích trường học tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ để hướng nghiệp, rèn kỹ năng sống.
Đây cũng là cách làm mà trường THCS Chương Dương, Hà Nội, áp dụng từ năm học trước và duy trì đến giờ. Thủ đô chưa triển khai diện rộng quy định này, nên hiện các trường ch💜ủ động dựa vào cơ sở vật chất và nhân lực của đơn vị.
Theo cô Vân Hồng, trường dạy cả ngày, mỗi hôm không quá 7 tiết. Ngoài chương trình chính khóa, học sinh có thêm các tiết học về STEM, văn hóa đọc, hoạt động trải nghiệm, nghệ thuật. Tổng số tiết của cả tuầnꩲ là 35.
"Thời khóa biểu này giúp chúng tôi dễ dàng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên vào cuối tuần mà không vướng lịch học, lại vẫn đảm bảo thời🌄 gian nghỉ ngơi của thầy cô và các em", cô Vân Hồng nói.
Ủng hộ việc cho học sinh nghỉ cuối tuần, song thầy Nguyễn Anh Tuấn nhìn nhận không phải trường nào muốn cũng tổ chức được cách sắp xếp thời khóa biểu như vậy.
Theo thầy, chỉ những trường THCS và THPT đủ điều kiện dꦚạy hai buổi một ngày mới có thể nghỉ thứ bảy. Thầy lấy ví dụ một trường có 40 lớp, nh🌸ưng chỉ có 20 phòng, do đó mỗi lớp chỉ có thể học nửa ngày. Để học đủ chương trình, trường này bắt buộc dạy cả thứ bảy.
Từ khi chương trình mới được thông qua, Bộ đã khuyến khích các trường đủ điều kiện dạy hai buổi trên ngày.ജ Đây cũng là nhiệm vụ được đề cập trong các kế hoạch, phương hướng năm học mới của nhiều tỉnh, thành. TP HCM đặt mục tiêu đạt 100% trường THCS, THPT có thể xếp lịch 💞học cả ngày, tăng khoảng 20% so với hiện tại.
Để làm được điều này, các trường tối thiểu cần đảm bảo số phòng học. TP HCM có kế hoạch xây thêm 4.500 phòng học vào năm 2025 để đạt tỷ lệ 300 phòng trên một vạn dân. Theo tính toán của ngành giáo dục, số phòng này sẽ góp phần giải quyết bài toán sĩ số vượt chuẩn, đáp ứng cơ sở vật chất để nâng cao tỷ lệ dạy hai buổi trên ngày - căn cứ n♚ền tảng để các em được nghỉ thứ bảy.
Tương tự, ở Hà Nội, ngành giáo dục cũng nhiều lần kiến nghị được hưởng cơ chế đặc thù, như nâng tầng, xây hầm để tăng số lượng phòng học; đề nghị t🤡hành phố rà soát những dự án không đảm bảo, chậm tiến độ để thu hồiꦛ đất, chuyển sang xây trường học.
Ngoài giải pháp xây thêm phòng và trường học, nhiều hiệu trưởng ở TP HCM từng kiến nghị Bộ nên điều chỉnh giới hạn 8 tiết một ngày, để các trường THPT dạy đủ chương trình, đồng thời vẫn có thể𝓡 cho học sinh nghỉ cuối tuần.
Tháng 10/2023, hiệu trưởng Lương Văn Định của trường THPT Thạnh Lộc cho biết nếu tổ chức 9 tiết một ngày, trường Thạnh Lộc và nhiều đơn vị khác có thể xếp thời khóa biểu từ thứ hai đến sáu. Nhưng với 8 tiết, các em phải học cả thứ bảy. Ông cho rằng "làm đúng quy định chưa chắc hợp lý" vì khi đó, học tr💝ò phải đi thêm ngày, thêm buổi.
Ông Đỗ Đình Đảo, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cũng cho ý kiến tương tự, đề xuất Sở giao quyền tự chủ, cơ chế mở cho lãnh đạo trường trong việc lồng ghép tiết họ♑c, xếp thời khóa biểu, hướng tới việc dạy đủ kiến thức mà học sinh vẫn được nghỉ hai ngày cuối tuần.
Thanh Hằng - Tâm Lệ