Bất cứ "tấm gương" nào như thế, dư luận đều ca ngợi hết lời. Xã hội cổ súy, trầm trồ tung hô họ, lấy đó làm gương cho người khác. Ngay cả khi có người mẹ bộc bạch, lắm lúc bà chỉ muốn chết đi vì khổ quá, nhưng nhìn con buồn bã vì không được đi học đại học lại không nỡ. Ngay cả khi đứa con học xong đại học, lên cao học rồi đi dạy cấp 3 mà hằng tháng cố gắng lắm mới dành dụm được một hai trăm nghìn phụ mẹ nuôi em. Ngay cả khi từ đường của một dòng họ "có 12 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, hơn 300 cử nhân và hàng trăm con em khác đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, đã 2 lần vinh dự được tỉnh cử đi báo cáo thành tích trong Hội nghị toàn quốc nhân điển hình tiên tiến về phong trào khuyến học khuyến tài tại Hà Nội… vẫn còn bức tường chưa trát xi măng vì kh♌ông đủ tiền. Ngay c𝕴ả khi cô gái nọ lấy xong tấm bằng đại học thứ hai thì mất việc, phải sống nhờ rất lớn vào một người bạn và khi có thu nhập đều đặn vẫn phải chi tiêu eo hẹp hết sức, từ ngày ra trường không dám mua quần áo giày dép. Ngay cả khi có 70.000 cử nhân thất nghiệp, nhiều cử nhân ra làm tiếp thị, công nhân, bán hàng rong, bán hàng đa cấp. Ngay cả khi có người quen làm ở huyện vẫn không xin được một chân dạy học, không quen phải tốn 60-70 triệu đồng, bán cả gia sản không lo được...
Với🌃 những ông bố bà mẹ kể trên, học đại học là cánh cửa duy nhất để thoát nghèo và ngẩng mặt với đời. Họ quyết liệt chấp nhận tất cả để nuôi con vào đại học. Thế nhưng với vô vàn trường hợp thực tế như trên, đổi lấy 10 năm ăn cám của mẹ xong, chắc gì con đã thoát nghèo? Lo lấy thân còn chưa xong, chắc gì đã ngẩng được mặt? Những trí thức đói ăn thì đóng góp gì được cho xã hội?
Tôi trách những đứa con 18, 19 tuổi, sức dài vai rộng nhưng nhẫn tâm để mẹ ăn cám, bán máu nuôi mình. Thiếu gì công việc cho các em kiếm tiền nuôi sống bản thân, giúp cha mẹ không phải cùng cực đến vậy? Miền Tây vào vụ lúa không kiếm ra người gặt, cao nguyên năn nỉ người hái cà phê, miền Đông các khu công nghiệp treo biển hàng loạt tìm ꦚcông nhân, chủ phải lấy lòng để công nhân lành nghề không bỏ sang côꦫng ty khác. Người giúp việc theo giờ của em tôi dọn nhà hai lần mỗi tuần, lãnh một triệu đồng mỗi tháng. Hôm nọ hàng xóm kêu chị qua làm thêm nhà họ. Chị phải chối, nói giới thiệu bạn tới làm được không, vì chị kín hết giờ từ sáng đến tối rồi, đã làm cho ba bốn gia đình, trong đó một gia đình người nước ngoài phải nấu ăn bữa tối, chỉ còn duy nhất chủ nhật chị muốn nghỉ. Mỗi tháng chị lãnh cỡ chục triệu.
Những công việc ấy thấp kém🐼 quá, không xứng đáng với cử nhân, hay gia đình "không nỡ để co🎃n đi làm người ở"?
Cơ quan tôi từng nhận tập sự những sinh viên báo chí năm cuối vẫn chưa biết c꧙ách gọi điện thoại, chưa biết tra bản đồ tìm đường đi trên mạng, mặc quần dây đai lòng thòng, mang dép lê đến cơ quan, không biết Internet, không biết dùng Word. Có em khóc rưng rưng dứt khoát đòi tôi chữa điểm thực tập, vì "em học giỏi nhất lớp, chị cho có 7 nhục với bạn lắm". Làm sao nhận những người như thế vào làm việc?
Cứ cho rằng đại học bây giờ là phổ cập thì cũng thiếu gì cách để bạn học đại học thong dong hơn. Cứ học nghề rồi đi làm nuôi thân, đưa được cha ra khỏi ống cống đi rồi dành thời gian học đại học buổi tối. Tự lập rồi thì bạn muốn học tới khi qua đời cũng được. Đó là chưa nói xã hội luôn cần thợ hơn thầy, thời gian học nghề ng🔯ắn hơn nhưng thu nhập luôn cao hơn học đại học ra làm nhà nước.
Có những ông chủ tập đoàn xuất thân từ lái taxi, bảo vệ. Phổ biến hơn, có những xe bánh tráng trộn lời tiền triệu mỗi ngày, những tiệm ăn lừng danh xuất phát từ gánh bún bò đặt trong hẻm... Cuộc sống không hề thiếu cơ hội, nhưng muốn làm vươn🍬g tướng gì cũng phải no cái bụng trước đã. Phải biết lo cho cha mẹ mình miếng cơm thay cho miếng cám, trước khi bạn học bất cứ thứ gì để "cống hiến cho xã hội".
Hoàng Xuân