Đọc nhiều bài viết về chủ để "học đạo hàm, tích phân để làm gì?" và các tranh luận của độc giả, tôi thấy ai làm đúng nghề thì tung hô kiến thức bậc phổ thông là 🔯cần thiết, còn người làm trái nghề lại than vô bổ. Bài viết của tôi sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề: mục đích 🐻của giáo dục phổ thông (cấp 3) là gì? Có phải chỉ để phổ cập kiến thức? Tri thức có vai trò thế nào trong quá trình phát triển của đất nước?
Thứ nhất, thói quen hám danh, sĩ diện của một bộ phận không nhỏ người Việt khiến ai cũng muốn "phổ cập" giáo dục phổ thông. Đó sẽ là một sai lầm nếu áp dụng đại trà, đánh đồng mọi đối tượng học sinh. Có người không phù h💝ợp đi theo con đường khoa bảng thì nên đi học nghề. ♒Tại sao lại lãng phí thanh xuân để rồi sau đó lại than trách "tại sao bắt tôi học tích phân, đạo hàm này nọ?".
Einstein từng có một câu nói nổi tiếng: "Ai cũng là người tài cả. Nhưng nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, thì nó sẽ dành cả đời nghĩ rằng đó là một việc ngu xuẩn". Tôi cho rằng, sau khi hết cấp hai, học sinh cần được đánh giá năng lực của bản thân để quyết định nên đi học nghề hay học tiếp lên cấp ba, đại học?
>> 'Nhồi nhét' tích phân,✤ đạo h♕àm cho học sinh chuyên ngành xã hội
Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo lẽ ra phải định hướng giáo dục phổ thông là dạy và hướng cho học sinh cách học, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề: bao gồm đặt câu hỏi đúng, tìm hướng giải quyết như thế nào với từng lĩnh vực kiến thức cụ thể, thay vì truyền tải kiến thức theo kiểu "chân lý là đây", và đem chúng nhồi nhét vào đầu học sinh.
Nếu làm được như vậy, thầy giáo Vật lý sẽ biết giải thích ra sao cho học sinh khi thực tế lực trọng trường chẳng hề tồn tại như Newton viết ra; mà nó chỉ là hệ quả của không gian, thời gian bị bẻ cong do khối lượng của vật chất tại lân cận đó? Kiến thức khoa học thay đổi từng ngày, nên nếu chỉ truyền tải kiến thức thì chúng ta sẽ ꦆsuốt đời phải cải cách nội dung, chương trình giáo dục.
Dù rằng phương pháp giáo dục hiện đại thường luôn có tuổi đời rất ngắn, cứ vài năm lại phải được đánh giá lại và cập nhật, nâng cấp. Người Pháp có câu: "muốn cải cách giáo dục,ও những nhà giáo dục cần phải được giáo dục lại" là vì thế. Nước ta còn nghèo, nên nếu để tổ chức hội thảo phổ cập phương thức giáo dục mới hàng năm thì sẽ quá tốn kém, nhưng cứ 5-10 năm cập nhật đan xen các địa phương thì hẳn là không quá khó.
Một ví dụ về hậu quả của giáo dục dạy cách học: các sinh viên khối xã hội ở khoa tôi từng dạy (tại Đức) chỉ cần một tuần học bổ túc về hàm số, đạo hàm, xác suất để tiếp tục học đại số, giải tích... sau này. Và họ học rất nhanh. Nếu tôi phải dạy một học sinh khối C ở Việt Nam lại đạo hàm, hàm số, e rằng sẽ khó giữ được bình tĩnh. Nếu ngành giáo dục làm được điều này, thì chẳng ai đặt câu hỏi học đạo hàm, tích phân để làm gì?
Tóm lại, kiến thức phổ thông chỉ là kiến thức đại trà, và xin thưa là nếu các bạn ra nước ngoài hಞọc cấp ba thì cũng đều phải học đạo hàm, tích phân cả, chỉ có điều cách tiếp cận của họ là trang bị cho học sinh cách học từ trước, và kiến thức cơ bản, chứ không đặt nặng việc giải bài tập như ở ta.
>> 'Không thể đòi hỏi học gì áp dụng nấy'
Và cuối cùng, nếu Việt Nam muốn thành cường quốc công nghiệp hay dịch vụ thông minh thì không thể lấy sức người giá rẻ hay mở quán ăn, quán nhậu, khu đánh golf, resort ra để cạnh tranh mãi được. Ví dụ, nếu dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn để chế tạo máy ảnh số hay điện thoại thông minh một giờ làm ra được vài trăm thiết bị, mỗi thiết bị giá 500 USD, thì chỗ đó tạo ra giá trị bằng biết bao nhiêu người chạy xe ôm, shipper, phụ hồ? Nhưng để vận hành, thiết kế ra dây chuyền đó, thiết kế ra những thiết bị đó thì cần những kiến thức cao hơn là cộng, trừ, nhân, chia.
Ngay cả người lái xe ôm, nếu biết xác suất thống kê cũng có thể tạo ra một bảng thống kê xem giờ nào, ở cung đường nào anh ta bắt được nhiều khách nhất, và loại khách nào anh ta kiếm được nhiều nhất, gi🐻ờ nào ít khách gọi nhất... Như thế sẽ tiết kiệm được tiền xăng, sức lao động và tăng được doanh thu, chứ không phải mất công "thắp nhang đốt vía". Học cao cho phép lực lượng lao động tiếp cận với các phương thức, công cụ sản xuất cao cấp và phức tạp hơn để tạo ra của cải vật c𝕴hất tốt hơn và nhiều hơn.
Nếu thị trường lao động trong nước chưa đòi hỏi nó, thì ở rất nhiều thị trường lao động ở các nước khác đang rất khát nhân lực cao cấp như vậy. Nền kinh tế tri thức chuyên môn hóa lao động cao, vì thế ai đó nếu đưa ra vấn đề học đạo hàm, tích phân mà không thay được bóng đèn là hoàn toàn sai lầm. Việc đó ai cũng có thể làm được nếu để tâm, bất kể là nam hay nữ. Nếu không để tâm thì kể cả con dao cũng không biết cầm thái. Đó không phải là trách nhiệm của nhà trường. Còn nếu bạn muốn tập trung vào việc đi thay bóng đèn, thì hãy đi học nghề làm thợ điện, điện tử; muốn tự sửa xe máy cho tốt thì đi học nghề cơ khí ôtô - xe máy; 𝐆đừng đi họ🍌c cấp ba và đại học làm gì.
>> Đòi hỏi vô lý với tích phân, đạo hàm
Kết lại, thị trường lao động đa dạng, lựa chọn ngành nghề ra sao là ở bản thân mỗi người (phụ thuộc vào năng lực cũng như tham vọng của bạn), chứ không phải là trách nhiệm của ngành giáo dục. Giáo dục phổ thông và ngay cả Đại học không bao giờ cung cấp đủ cho bạn kỹ năng làm việc (kể cả tại các nước tiên tiến như Đức - nơi tôi đang sinh sống và làm việc). Sinh viên phải liên tục trau dồi, học tập và thực hành thêm (tự học, và cả đi thực tập ở các công ty) để có thể l🐻àm được việc.
Xin trích lại câu đầu trong sách Đại học (một trong Tứ thư) để thay cho lời kết: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện" - dịch nôm na là: "Con đường của việc học tập là ở tại việc làm rạng cái đức sáng, để giúp mình (thân) và người xung quanh (dân), để hướng tới cái thiện". Con người không có tri thức thì khác gì người tối cổ chỉ sống bằng bản năng, chỉ dùng kỹ năng để tồn tại (kiếm cơm).
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.