Về nguyên tắc, việc học lái xe là phải qua một quy trình khắt khe, ✤học hành phải cẩn thận để có thể có bằng và có đủ kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn. Qua từng thời kỳ, việc dạy và học lái xe đã cải thiện dần dần quy chế và ra thêm bài thi mô phỏng, thi cabin mô phỏng, tăng cường điểm liệt thi lý thuyết...
Tất nhiên🗹, dù có cố cải tiến đến đâu thì cá꧅i gì cũng có nhược điểm của nó. Với cá nhân tôi, nhược điểm lớn nhất là chạy DAT (distance and time) theo số km quy định.
Chạy DAT ở đây yêu cầu học viên học lái xe phải chạy đủ số km quy định thì mới đạt đủ điều kiện để thi. Cơ chế này để học viên có thể "dạnܫ" thêm, tích lũy thêm kinh nghiệm lái xe, nhằm tránh chuyện ăn bớt. Đúng là cơ chế này khiến thầy trò chú trọng vào phần thực hành nhiều hơn, nhưng vẫn có vô vàn cách ăn bớt khi học DAT. Và thực tế là vẫn có nhiều học viên cầm bằng lái xong không dám lái, vì sao?
Từ khi cơ chế này ra mắt, rất nhiều xe tập lái chạy trên đường cao tốc. Tiêu biểu🍰 là hai tuyến Đại lộ Thăng Long và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên vì hai tuyến này không thu phí và cự ly khá dài. Đại lộ Thăng Lon𒐪g dài 30 km và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên dài 70 km.
Quy định chạy DAT của bằng hạng B1 (kể cả hạng số tự động) là 71☂0 km với 24 giờ lái với 8h học ban đêm, bằng B2 là 810 km với 40 giờ học (kể cả giờ học xe số tự động với học ban đêm), hạng C sẽ dài hơn. Với cự ly tuyến cao tốc ta thấy thì chỉ cần chục lượt chạy tính cả chiều đi lẫn chiều về thì đủ số km quy định. Mà DAT có yêu cầu mình đi trên một loại đường bắt buộc nào đó đâu, tức là chỉ cần đi mỗi một loại đường (đường nào tùy ý) là xong. Tức là học viên chỉ học mỗi đường cao tốc mà ít học những cung đường khác, học như những cái máy.
Nhiều người cầm bằng lái ra vào phố không biết nhìn biển báo, thấy trong phố xe đông quá lại hoa mắt không biết xử lý thế nào, tóm lại là họ bị luống cuống khi lái trong phố, mà chả có một nước nào mà giao thông lại chiều lòng chúng ta cả, luôn luôn sẽ có vô số tình huống hỗn loạn. Học viên không được luyện kỹ năng đi trong phố, xử lý tình huống trong phố thì thật sự nguy hiểm cho♚ người đi đường sau này.
Nguy hiểm hơn, một số thầy dạy lái lấy lý do số giờ học đảm bảo nên bảo học viên của mình chạy chậm trên🍷 cao tốc. Điều này vô cùng nguy hiểm với những xe đi tốc độ cao. Nếu chạy 60-70 km/h và ở làn trong thì còn chấp nhận được, nhưng ඣđằng này một số thầy yêu cầu học viên bám làn trái đi tốc độ 50-60 km/h. Thậm chí 3 xe tập lái dàn hàng ngang với cùng một tốc độ gây cản trở giao thông.
Nhiều người mang nguyên thói quen đó sau khi lấy bằng lái, hậu quả là cứ bám làn t🅰rái đi tốc độ chậm gây cản trở🍰 giao thông. Có khi họ còn đi lảo đảo trên cao tốc khiến người đi sau sợ hết hồn. Không ít vụ tai nạn xảy ra với lý do như vậy. Điển hình là vụ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên xe đi gần 100 km/h xong đằng trước xe tập lái chỉ đi 40 km/h.
Thiết nghĩ cơ chế DAT phải hợp lý hơn, hoặc mỗi thầy dạy lái n💙ên biết rằng mình làm nghề này là có trꦬách nhiệm cao cả với cộng đồng, hãy dạy học viên một cách tận tâm, chu đáo giúp cho học viên có thể tự tin cầm lái sau này
Độc giả An Thái