Nội dung này được đề cập trong tờ trình Kế hoạch chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021-2030 Sở Nội vụ vừa trình UBND thành phố.
Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nội vụ, huyện Hóc Môn (diện tích hơn 109 km2, dân số hơn 462.800) đạt 6/6 tiêu chí về𓆉 trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 🧔21/21 tiêu chí về cơ sở hạ tầng.
Các thông số này ở Bình Chánh (252,6 km2; 711.262 người) là 6/6 và 18/21; Nhà Bè (100,4 km2; 207.766 người) là 5/6 và 18/21; Củ Chi (434,7 km2; 468.269 người) là 4/6 và 16/21.
Riêng huyện Cần Giờ (704🌠,45 km2; 73.278 người) là 3/6 và 15/21 - chưa đạt 50% dân số theo quy định.
Sau động thái này của Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan sẽ rà soát, đánh giá hiện trạng từng loại tiêu chí (dân số, diện tích, số đơn vị hành chính,꧙ cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị) theo các tiêu chuẩn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
UBND TP HCM sau đó sẽ xin ý kiến của Ban thường vụ Thành uỷ, thống nhất chủ trương chọn phương án chuyển huyện thành quận (hoặc thành phố trực thuộc TP HCM). Kết quả sẽ dùng định hướng cho Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, chương trình phát triển đô thị quốc gia, chương trình phát triển đô thị TP HCM.
Với các các tiêu chí chưa đạt, thành phố sẽ lập kế hoạch khắc phục để hoàn thiện đồ án phân loại đô thị, hoàn thiện đề án thành lậꦺp quận hoặc thành phố th🤪uộc TP HCM trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về giải pháp thực hiện, thành phố sẽ ưu tiên ngân sách để tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhất là các quy hoạch: chung, phân khu đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, chi tiết các khu đô thị mới. Thành phố cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch, công ng🦋hiệp.
Huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ c🎃hủ yếu ở vị trí cửa ngõ thành phố, kết nối với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Những năm qua, các địa phương này có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang hình thành. Trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành.
Theo UBND TP HCM, việc đầu tư xây dựn💜g các huyện để lập đơn vị hành chính quận hoặc thành phố; chuyển các xã, thị trấn thuộc huyện thành phường là cần thiết, phù họp với Nghị quyết Đại hội đảng bộ TP HCM lần XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Đ❀iều 6 Nghị định 62/2011 quy định, điều kiện để được lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm: mật độ dân số đạt từ 10.000 🌞người mỗi km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên; hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để thành lập quận phải đạt những ꦐtiêu chuẩn nhất định về cơ sở hạ tầng, dân số, diện tích, cơ cấu và trình độ phá𓃲t triển kinh tế - xã hội.
UBND cấp tỉnh sẽ xây dựng đề án báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Nội vụ trình Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án thành lập quận; chủ𝔉 trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương tổ chức thẩm định đề án thành lập quận... Cuố♊i cùng, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Hữu Công