Mang theo laptop và sổ tay, tôi thích thay đổi không gian và tìm kiếm các quán cà phê mới mẻ với thiết kế thú vị. Cảm giác được bao quanh bởi những người cũ🌳ng đang tập tr✃ung vào công việc của họ khiến tôi cảm thấy hứng khởi và tập trung.
Một điều khá thú vị là theo nghiên cứu mới trên tạp chí Thinking Skills and Creativity, người trẻ thường nghĩ ra nh𒀰iều ý tưởng hơn khi học và làm việc tại quán cà phê so với ở nhà.
Có nhiều lý do khiến việc đến quán cà phê để học bài ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam. Các quán không chỉ cung cấp không gian thoải mái để học tập🔯 mà còn mang đến sự tiện lợi với dịch vụ nước uống, ăn nhẹ, wifi, ổ cắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ giữ xe và là nơi lý tưởng để làm việc nhóm, làm việc tự do (freelancer). Hơn nữa, một số quán còn hoạt động theo mô hình 24/7, mở cửa cả ngày lẫn đêm.
Nhu cầu của giới trẻ ngày nay đối với mộ𝔉t không gian học tập hiệu quả là rất cao. Tuy nhiên, 🌟họ mong đợi nhiều hơn chỉ là một nơi để ngồi tra cứu và đọc sách.
Trong khi xu hướng ra quán cà phê để học bài, làm việc ngày càng phát triển, các thư viện công cộng, đặc bi⭕ệt ở quận huyện, đang đối mặt với nhiều thách thức. Một số thư viện thậm chí gặp tình trạng vắng vẻ, không thu hút được độc giả. Điều này khiến hệ thống thư viện quận huyện hoạt động không hiệu quả, dẫn tới lãng phí, trong khi nhu cầu sử dụng thực sự trong cộng đồng lại rất lớn, đặc biệt là giới trẻ, người lớn tuổi, trẻ em và phụ huynh đi kèm.
Mô hình thư viện truyền thống, với kho sách, thủ thư và bàn đọc, đã trở nên không còn phù hợp. Ngày nay, gần như bất kỳ ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc laptop. Việc tìm kiếm và sàng lọc thông tin không còn phụ thuộc quá nhiều vào danh mục tra cứu, mà có thể dễ dàng thực hiện bằng Google, Bing, ChatGPT, Copilot... Hơn nữa, việc số hóa nội dung sách đang trở nên phổ biến hơn. 💞Điều này làm cho việc dành quá nhiều không gian c💦ho kệ sách, kho sách và khu bàn đọc truyền thống trở nên không cần thiết, và cách mượn trả sách theo kiểu truyền thống cũng trở nên lỗi thời.
Thư viện công cộng cần thay đổi để trở thành điểm đến lý tưởng cho việc tự học và làm việc nhóm. Các yếu tố như🤡 không gian mở, khu vực cà phê tự phục vụ, bàn làm việc nhóm, các dịch🌜 vụ tra cứu và đọc sách thông qua màn hình, không gian giao lưu, khu vực ngồi tự nhiên và phòng đọc dành cho trẻ em, người lớn tuổi... trước đóng vai trò là khu phụ, nay cần được đặt vào trung tâm - là yếu tố quan trọng trong thiết kế và vận hành của một thư viện cộng đồng; thay vì như trước đây - là kho và kệ lưu trữ sách.
Có nhiều giải pháp có thể được áp dụng để cải thiện🥀 không gian, tạo ra một môi trường mở và hiện đại. Khu vực cà phê tự phục vụ cần được tăng cường để trở thành trung tâm của một thư viện, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của giới trẻ đồng thời cung cấp nguồn thu cho việc vận hành và phát triển lâu dài của thư viện. Ngoài ra, việc đa dạng hóa dịch vụ và tổ chức các hoạt động workshop sáng tạo, các buổi semina﷽r, giao lưu độc giả, và giới thiệu sách cần được chú trọng. Sử dụng công nghệ tra cứu và đọc ấn phẩm thông qua một ứng dụng tích hợp, cũng như mở rộng giờ hoạt động của thư viện (dịch chuyển khung giờ hoạt động vào buổi tối, mở cửa vào thứ bảy chủ nhật, hơn là đóng mở cửa như giờ hành chính) cũng là những biện pháp cần thiết.
Mô hình thư viện có vốn đầu tư từ tư nhân cũng cần được khuyến khích, như minh chứng từ sự thành công của Starfield - một điểm đến ưa thích của nhiều du khách khi đến Hàn Quốc. Starfield nằm tại COEX Mall, trung tâm thương mại sầm uất nhất ở quận Gangnam, Seoul, không chỉ là điểm mua sắm và giải trí hàng đầu mà còn là nơi mà du khách 🔴khắp nơi trên thế giới đến check-in và tham quan khi đến xứ sở kim chi. Starfield đặc biệt bởi khu vực thư viện lớn mở cửa miễn phí.
Một minh chứng khác có thể tham khảo là hệ thống thư viện công cộng tại Singapore, được gọi là National Library Board. Các thư viện được đặt ở những khu vực có lưu lượng người qua lại đông đúc như tầng trên của các trung tâm thương mại, đồng thời kết hợp với các dịch vụ ăn uống và quá💙n cà phê để đảm bảo nguồn thu và giảm áp lực về ngân sách.
Sử dụng công nghệ mã QR trên ứng dụng thư viện tích hợp hoặc thẻ căn cước đã giúp Singapore giảm bớt rườm rà để quản lý việc ra vào thư viện, so với🍸 việc mở thẻ thư viện truyền thống (mà trước đó yêu cầu phải cung cấp giấy tờ cá nhân, hình thẻ 3x4 và chờ đợi...). Một trang web tra cứu và ứng dụng trên điện thoại cũng giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm sách và biết rằng sách đó đang ở chi nhánh thư viện nào.
Điểm độc đáo của Singapore là cả thư viện quốc gia và các thư viện công cộng đều hoạt động dưới một hệ thống thống nhất, điều này khác biệt so với nhiều quốc gia khác, nơi các thư viện công cộng thường được quản lý bởi các cơ quan địa phương. Mặc dù các thư viện địa phương thường gặp áp lực về nguồn lực tài chính, nhưng hệ thống thư viện tại Singapore đã may mắn vượt qua được thách thứcꦕ này.
Thay đổi mô hình của thư viện là bước cần 🍌thiết để thu hút sự quan tâm của giới trẻ và đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí trong thời đại hiện nay.
Trình Phương Quân