Đây là kết quả điều tra năm 2022 tại 53 trường ở 13 tỉnh, thành, với 3.873 học sinh lớp 8-10 (13-15 tuổi) tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy 3,5% số học sinh cho biết đang sử ෴dụng thuốc lá điện tử, nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ học sinh từng thử thuốc lá điện tử là 7,8%.
Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra sức khỏe học sinh tại 21 tỉnh, thành của Việt Nam, cho thấy 2,6% học sinh trong độ tuổi 13-17 hút thuốc lá điện꧋ tử. WHO không công bố số học sinh tham gia nghiên cứu, song cho biết trong nhóm tuổi 13-14, tỷ lệ học sinh nữ hút thuốc lá điện tử gần bằng học sinh nam.
"Như vậy, chỉ sau ba🏅 năm, tỷ▨ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã tăng đáng kể", PGS. TS. Kim Bảo Giang, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, nhận xét khi công bố kết quả điều tra 2022.
Cuộc điều tra này thuộc kế hoạch Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên (GYTS), do Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng thuộc Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện với sự hỗ trợ kinh p꧅hí từ Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế. Đây là lần thứ 4 GYTS được triển khai ở Việt Nam, nhưng là lần đầu tiên nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc lá điện tử. Ba lần trước là vào năm 2004, 2007 và 2014, chỉ khảo sát về hút thuốc lá nói chung.
Với kết quả này, các chuyên gia lo ngại tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng v🐷à sản phẩm này nhắm vào giới trẻ với thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, đóng gói như 𓄧kẹo, nhiều hương vị, giá rẻ...
Thống kê cho thấy người trẻ (14-30 tuổi) đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao hơn 4 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử. 70% người thử một điếu thuốc và trở thành người hút thuốc hàng ngày do nicotine - chất gây nghiện 🤪có trong thuốc lá.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết thuốc lá điện tử có 15.000 loại hương vị, nguy cơ bị trộn cả chất ma túy. Người hút dễ phơi nhiễm các chất độc gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến phát tr𓆏iển trí não. Các chất độc được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và trong khói. Vì vậy thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh. Ngoài ra người dùng còn có nguy cơ bị chấn thương do cháy nổ pin.
Thứ trưởng Y tế🌟 Trần 🎃Văn Thuấn nhìn nhận thuốc lá điện tử được quảng bá và thu hút giới trẻ bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin. Trong đó, có nhiều thông tin chưa kiểm chứng hoặc dễ dẫn đến cách hiểu không chính xác về tác hại cũng như mức độ nguy hại của nó so với thuốc lá điếu. "Thanh thiếu niên có thể dễ dàng mua các sản phẩm thuốc lá mới không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua mạng xã hội", Thứ trưởng nói.
Các chuyên gia nhận định, hiện tại Việt Nam chưa có thị trường thuốc lá điện tử, chủ yếu buôn bán qua hàng xách tay và qua Internet. Bộ Y tế mới đây đề nghị quy định cấm trước khi sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Hiện ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử. Tại Australia, nicotine nằm trong danh mục "chất độc dược" và chỉ được sử dụng khi có giấy phép. Khu vực ASEAN có 5 quốc g𒁃ia cấm hoàn toàn là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.
"Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không được phép nhập khẩu, quảng cáo và bán ở Việt Nam",🙈 ông Lâm đề nghị. WHO🅠 khuyến cáo tăng cường các quy định về cấm nhập khẩu và bán thuốc lá điện tử để ngăn sử dụng, chống buôn lậu, quảng cáo và bán sản phẩm.
Lê Nga