Sau bài viết Học sinh thế giới bắt đầu học sau 8h, độc giả Catherine Nguyen chia sẻ:
Tôi học giữa Việt Nam và Ne🍸w Zealand trong thời gian trung học cách đây 10 năm nên có t♊hể nhìn rõ sự khác biệt.
Ở New Zealand, học sinh tối đa chỉ học 7 môn bắt buộc cho đến lớp 10. Khi vào lớp 11 là bắt đầu định hướng nghề nghiệp và ngành theo học khi lên đại học nên h𝔍ọc🍬 sinh sẽ được chọn môn học liên quan.
Thời gian từ nhỏ đến lớp 10, học sinh chủ yếu học trong lớp ít nhưng đi dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời, thể thao rất nhiều. Thậm chí lên lớp 11, 12 vẫn có thời gian đi dã ngoại trong rừng, học kỹ năng sống trong rừng. Chỉ có năm cuố𒀰i cùng của trung học là phải học nhiều hơn để thi cuối kỳ và vào đại 🔥học.
Bây giờ đã đi làm nhiều năm rồi nhưng thật sự không bao giờ có thể có được khoảng thời gian sống như vậy nữa.🌞 Nên các 🌠em ở tuổi 16 trở đi thật sự cần cân bằng kiến thức lẫn kỹ năng sống nhiều hơn là tập trung học mà thôi.
Tôi học ở Việt Nam đến lớp 10 nhưng không nhớ nỗi những kiến thức không cần thiết phải học thuộc lòng như năm sinh, quê của nh♋à văn nhà thơ... Cái gì quan trọng nhất trong suốt quãng đời đi học là định hướng nghề nghiệp, học những gì cần cho những năm cuối cùng để có hướng đi chuẩn nhất. Còn những kiến thức bao quát đã được học ở những năm nhỏ hơn để học sinh được trải nghiệm và biết mình thích gì và sẽ làm gì trong tương lai.
Độc giả Le Van Huyen chia sẻ thêm:
Ở phần lớn các nước ôn đới (nửa phía nam nước Australia, New Zealand, các nước khối EU, Mỹ) có khái ni𓆉ệm giờ mùa đông và giờ mùa hè. Giờ mùa hè bản chất là đẩy mọi thứ sớm lên 1h so với giờ tự nhiên (giờ mặt trời); bình thường 12h trưa mặt trời ở trên đỉnh, nay thành 1h chiều. Học sinh thay vì đi học từ 8h30 sáng giờ mặt trời thì sẽ thành 7h30 sáng, người đi làm cũng vậy, thay vì 9h sẽ thành 8h.
Sau cả thế kỷ như vậy, giờ đây dân châu Âu thấy rằng bắ🌃t đầu ngày làm việc sớm hơn mang lại nhiều lợi ích hơn. Từ năm 2018 đến nay, họ đã lên kế hoạch sử dụng giờ mùa hè suốt cả năm (không thay đổi hai lần mỗi năm nữa). Phương án này đang được trưng cầu dân ý, với tỷ lệ đồng thuận khá cao (trên 80%), dự kiến được đưa vào sử dụng từ năm 2021.
Nếu theo phương án này, ở Berlin, khi tính theo giờ mặt trời, họ sẽ bắt đầu làm việc 4 tiếng trước khi mặt trời lên đến đỉnh - tương đương với phần lớn công sở Việt Nam hiện tại, nơi bắt đầu làm việc từ 8h sáng, và mặt trời ở trên đỉnh lúc 12h trưa.
Singapore là một ví dụ khác cho việc bắt đầu ngày làm việc sớm. Kinh độ của Singapore là 103.8 độ 𓃲Đông, và Hà Nội là 105.8 độ Đông. Nên nếu theo đúng giờ mặt trời, kim đồng hồ của họ sẽ chỉ cùng giờ với kim đồng hồ Việt Nam. Tuy nhiên, họ đẩy đồng hồ của họ sớm hơn 1 tiếng so với giờ tự nhiên. Kết quả là, khi họ bắt đầu làm việc lúc 9h sáng, họ có 4 tiếng để đến "giữa trưa".
Trong khi đó, một số độc giả cho rằng muốn giờ học muộn thì chương trình học phải tương thích, ngoài ra học sinh phải thức khuya để học bài, làm bài tập nên việc thức dậy vào buổi sáng giống như "cực hình":
Đổi giờ học muộn hơn thì phải tương thích với chương trình học. Chứ như hiện nay, học toàn 4-5 tiết/ngày, 6 ngඣày/tuần (với họౠc sinh trung học) thì không thể đủ quỹ thời gian buổi sáng. Nếu học xuyên trưa hoặc bán trú buổi chiều thì tôi e rằng cơ sở vật chất lại không đủ với đại đa số các trường.
Tôi nghĩ giờ học và giờ làm việc, hệ thống giáo dục, kinh tế xã hội phải phù hợp để đáp ứng tốt nhất cho mọi hoạt động vận hành tốt nhất. Mình không thể lấy giờ của các nước khác rằng nói họ hay, phải áp dụng vào nước mình. Nó gây rối loạn 🌼ngay. Tôi nghĩ là có thể tăng thời gian lên tầm 7h30 hay 8h00 là tốt rồi. Thực tế nếu ngủ sớm thì việc thức dậy sớm rất dễ dàng. Như con tôi 3 tuổi rồi, cứ♚ đến 5h30 hoặc 6h là cháu dậy. Đó là thói quen nên việc học vào 7h hay 7h30 là rất đơn giản. Đủ thời gian cho việc chuẩn bị buổi sáng.
Dậy sớm vẫn tốt hơn chứ? Nhưng khổ nỗi là các cháu học sinh ở Việt Nam đâu có được ngủ sớm đâu, về nhà còn học đến tận khuy❀a, thế nên dậy sớm với các cháu như c𝐆ực hình.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.