Tôi cũng có hai con nhỏ đang lứa tuổi học sinh cấp hai, rất trăn trở và thấy buồn khi tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau, tác động đến cơ thể, mà còn nhiều hành vi tấn công khác về🦄 mặt tinh thần như hăm dọa, miệt thị, cô lập... Điều này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này.
Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến có thể kể ra như: đánh bạn, sử dụng hung khí để tấn công, các hình phạt thể chất của nhà trường, bạo lực tinh thần (bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói), bạo lực tình dục (bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên)... Câu hỏi đặt ra là vì đâu nên nỗi?
Thứ nhất, chúng ta phải nhìn nhận khách quan rằng môi trường giáo dục còn mang tính hình thức về văn hóa, áp lực chương trình khung vꦓề giáo dục lớn. Vì thế, việc giáo dục cho các em về đạo đức, văn hóa ứng xử, kiến thức xã hội, pháp luật cũng như một số kỹ năng khác chưa được chú trọng.
>> 'Hòa giải khi con bị bạn đánh hội đồng'
Thứ hai, do cuộc sống hiện đại ngày nay, cha mẹ và con cái ít có thời gian tiếp xúc gần gũi với nhau, có khi cả ngày không trò chuyện. Cha mẹ thường chạy đua theo các lợi ích của xã hội mà quên mất việc dành quan tâm đến con. Cũng do ít được cha, mẹ quan tâm nên con cái thường thiếu thốn tình cảm dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách ꦡtích cực cho bản thân.
Khi có chuyện gì cần trao đổi hay🦩 hỏi han, con cái không thể bám víu vào ai, chỉ còn lại là bạn bè. Nhưng nếu ở trường, con bị bạn bè cô lập, thầy cô thì càng không thể trao đổi (bởi họ chỉ chăm lo💖 nhiệm vụ hoàn thành xong tiết học), dẫn đến việc bế tắc khiến các em có những suy nghĩ và hành động nguy hiểm khó lường.
Thứ ba, ngay trong nhà trường, mà cụ thể là Ban giám hiệu và thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, cũng chưa chú ý tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho cá🅷c 🦋em. Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố hết sức quan trọng giúp gắn kết học sinh, để tạo được một môi trường học tập thân thiện. Trong khi đó, những thay đổi tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh cũng cần được giáo viên và nhà trường quan tâm để kịp thời nhắc nhở, khuyên bảo, điều chỉnh khi các em có những hành vi không đúng.
Thứ tư, việc thiếu sự tuyên truyền về các kỹ năng, kiến thức xã hội, pháp luật, thiếu các buổi sinh♐ hoạt ngoại khóa... cũng góp phần k𓂃hiến trẻ có những hành động lệch lạc.
Đã đến lúc chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giúp cho các em nhận thức được hậu quả của bạo lực học đường. Song song với việc dạy kiến thức, giáo dục từ nhà trường, từ xã hội cũng phải chú ý trọng của việc g﷽iáo dục đạo đức, dạy cho các em sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương và sẻ⛦ chia.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.