Khi đọc những thông tin và bình luận sau vụ việc nữ giáo viên Âm nhạc bị học sinh liên tục dồn vào góc lớp để xúc phạm và uy hiếp, đồng thời quay video đăng trên mạng, tôi lại chợt nhớ về sự nghiệp học Nhạc lý của mình trong thời đi họ💮c. Tổng cộng quãng thời gian học của tô♎i là khoảng 6-7 tiết gì đó trong hai năm học.
Năm đầu, thời khóa biểu có môn nhưng gần như chúng tôi không học buổi nào. Nhưng sang đến năm tiếp theo, giờ học Nhạc của lớp chúng tôi sôi động hơn hẳn. Tiết học nhạc đầu tiên được bắt đầu bằng màn trình diễn kiểu như Acapella với những âm thanh, nhịp gõ từ những chiếc nắp chai nước ngọt, những chiếc ly, vành nồi... Cô giáo kẹp giữa các ngón tay hai chiếc cốc nhỏ thườn🌱g để làm bánh bò của người Huế, gõ từng phách nhịp rất lạ và êm tai. Chúng tôi đã được thưởng thức một buổi biểu diễn ra trò và ấn tượng.
Rồi chúng tôi được cô giáo Âm🌸 nhạc dạy chay, không kèn, không trố💖ng, không có nhạc cụ, không cả âm thanh, chỉ có tiếng và giọng của cô giáo bắt nhịp để học sinh hát theo. Mỗi người chúng tôi đã phải chuẩn bị một cuốn vở nhỏ để chép nhạc lý. Quyển vở cũng rất đắt và khó kiếm thời bấy giờ. Chúng tôi học nốt đồ, học nhịp nghỉ ngắn, nghỉ dài, móc đơn, kép và vẽ khóa Sol... rồi hết!
>> 'Hằn học với những đứa trẻ hư'
Lớp học không bao giờ mở lại. Chúng tôi cũng không gặpﷺ lại cô giáo. Nhưng chúng tôi không biết sẽ học được những gì nếu đi hết những tiết học ấy bằng những háo hức tuổi con nít. Làm nhạc sĩ thì không, bởi có đưa nào được sờ đến chút nhạc cụ nào đâu. Nhưng biết đâu có đứa trong chúng tôi sẽ thành ca sĩ nhờ luyện "ma mi mô".
Trở lại với lớp Âm nhạc dạy chay của giáo viên bị những học trò liên tục dồn vào góc tường ở Tuyên Quang, cảm xúc trong tôi thật khó diễn tả. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra: nguyên nhân là gì? Xử lý ra sao? Giải pháp lâu dài, căn cơ thế nào? Hiện tượng này có cá biệt, có đại diện, có nói lên điều gì? Đó có phải là một biến tướng của bạo lực học đường? Hay là hành vi củ🐻a những đứa trẻ hư? Hay chỉ là những phản kháng của những đứa trẻ đang độ tuổi lớn...?
Tất cả đều nói lên một điều: những đứa trẻ đó cần phải được dạy dỗ lại. Nế🌼u không, một ngày nào đó, ở một lớp học nào đó, học sinh sẽ lại nhao nhao, lại quay video đăng tải những hành động xúc phạm nặng nề chính giáo viên của chúng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.