Hiện tượng rủ người lạ vào các lớp học online từng diễn ra hồi tháng 4/2020𓃲, khi các trường học tại Việt Nam triển khai học trực tuyến lần đầu. Gần đây, tình trạng này lại rộ lại khi một số người phải dạy online do Covid-19 diễn biến phức tạp. Hàng loại hội, nhóm chía sẻ Zoom ID được "hồi sinh". Mỗi ngày, hàng trăm bài viết mới từ các thành viên nhỏ tuổi, phần lớn đăng ID học nhóm trên Zoom và nhờ người vào "quậy phá". Nhiều lớp học đã bị gián đoạn vì có người lạ vào bật nhạc sàn, chia sẻ video xấu độc hoặc vẽ bậy lên bài giảng.
♏Theo các chuyên gia, việc lớp học trực tuyến bị phá bởi người lạ, một phần do cách quản lý lớp học online còn lỏng lẻo, đặc biệt với giáo viên lớn tuổi. Ngoài ra, cách thức hoạt động của các ứng dụng, như Zoom, cũng tạo điều kiện cho việc này diễn ra dễ dàng.
✃"Zoom có nhược điểm là bất kỳ ai cũng tham gia lớp học trực tuyến được nếu có ID cuộc gọi và video. Một số học sinh đưa ID này lên mạng xã hội nên ai cũng có thể vào lớp, giáo viên không kiểm soát được", thầy Nguyễn Văn Minh, một giáo viên tin học tại Hà Nội, chia sẻ. "Nếu dùng Zoom, các thầy cô cần thiết lập chế độ phòng chờ, để khi có tài khoản lạ tham gia, 'host' chấp nhận thì mới được vào lớp", thầy Minh giải thích.
ꦚMột số ứng dụng học trực tuyến khác, như Microsoft Teams, an toàn và chuyên nghiệp hơn, nhưng cần nhiều thao tác cài đặt, không phải giáo viên, học sinh nào cũng sử dụng được.
𝓰Để ngăn chặn tình trạng "phá lớp", thành viên các hội nhóm trên mạng xã hội kêu gọi nhau chụp lại màn hình, lập danh sách những người phát tán tài khoản lớp học để gửi nhà trường có liên quan xử lý. Một số ý kiến cho rằng cần "report" để Facebook xoá các hội nhóm chia sẻ ID và mật khẩu Zoom.
༺Zoom với lợi thế miễn phí, dễ sử dụng nên được nhiều trường học tại Việt Nam sử dụng. Ngày 2/2, ứng dụng này được tải về nhiều thứ hai tại Việt Nam trên hai kho ứng dụng Google Play và App Store, chỉ sau Bluezone.
Lưu Quý