Gần đây tôi thấy nhiều người lại lật lại vấn đề "học Toán, Lý, Hóa để làm gì?", cụ thể hơn là tại sao chúng ta lại phải học đạo hàm, tích phân, tại sao lại phải giải lượng giác khi sau này không phải là kỹ sư hay nhà🍷 khoa học? Tôi cũng xin đóng góp thêm một góc nhìn cho vấn đề muôn thuở này.
Nói về vấn đề thứ nhất: tại sao chúng ta lại phải học Toán, Lý, Hóa? Vì sao chúng ta lại phải tính vận tốc chạm đất của một quả bi sắt được ném xiên với góc 30 độ? Tại sao lại đi xé nhãn mấy lọ hóa chất rồi bắt học sinh thử phản ứng để nhận biết từng lọ... Tôi thấy hầu hết mọi người đang nhìn chưa rõ hết ൲vấn đề ở đây. Đa số chúng ta chỉ thấy kết quả, nhưng không hiểu được nguyên nhân. Hay nói cách khác, đa phần mọi người không nhìn thấy được toàn cảnh của vấn đề.
Chính tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng từng có nhận định thiển cận như vậy. Tôi cũng từng cay cú khi phải ngồi giải lượng giác, chứng minh bất đẳng thức, hay suy🐽 nghĩ nát óc để chứng minh hai đường thẳng vuông góc mặc dù nhìn vào rõ ràng chúng vuông góc với nhau. Chỉ sau khi tốt nghiệp cấp ba, trở thành sinh viên Đại học, có cơ hội nhìn lại toàn bộ quá trình 12 năm phổ thông, tôi mới nhận ra lý do tại sao mình pﷺhải học hết tất cả những kiến thức ấy?
>> Khi nhiều người Việt xem thường Toán, Lý, Hóa
Lý do mà c💮ác bạn phải học, phải giải những bài Toán như vậy không nằm ở đáp số, mà là nằm ở quá trình suy nghĩ ra được kết quả ấy. Thực tế ngày nay, chúng ta đã có những siêu máy tính, thậm chí đã có những ứng dụng trên điện thoại, chỉ cần chụp đề bài, tự ứng dụng sẽ giải ra được đáp án. Cho nên, cá꧒i mà xã hội cần không phải là đáp án của đạo hàm, tích phân ra bao nhiêu, mà là quá trình tư duy, lập luận để tìm ra được đáp số đó.
Tại sao khi thi Đại học, đề Toán lại bắt ta giải 10 câu trong vòng ba tiếng đồng hồ, hay đề Vật lý lại phải giải 90 câu trắc൩ nghiệm trong vòng 90 phút? Giảng viên Đại học họ thừa sức tính ra được những đáp án đó, cái họ cần là những học sinh đủ khả năng suy nghĩ để giải quyết nhiều vấn đề đặt 🥃ra trong thời gian giới hạn.
Các bạn đừng nghĩ ဣviệc tính lượng giác, tính tích phân chỉ là viết công thức, ráp số, bấm máy tính là xong. Đó là cả một quá trình suy nghĩ, tư duy, dựa vào kiến thức được dạy, đúc rút kinh nghiệm từ những bài Toán đã giải để suy luận ra cách giải bài toán hiện tại. Toán cấp ba đường nhiên khác Toán cấp một, sẽ không bao giờ có chuyện giáo viên cho đề theo kiểu ráp số vào công thức⛄ để tính.
Nói tóm lại, các bạn có quyền không học vi phân, đạo hàm, có quyền không ඣbiết cách chứng minh hình học, mà chỉ cần thuộc hết bảng cửu chương, thông thạo cộng, trừ, nhân, chia là được. Nhưng nếu so với những người biết cách giải lượng giác, biết chứng minh bất đẳng thức, tôi dám đảm bảo rằng khả năng tư duy giải quyết vấn đề của những người đó tốt hơn rất nhiều lần những ai chỉ biết cộng, trừ, nhân, chia.
>> Học Toán - 'đừng biến con thành máy giải'
Nói đến đây, sẽ có nhiều người phản biện rằng: "Tôi không phải kỹ sư, tôi không nghiên cứu khoa học, vậy tôi cần gì học những kiến thức hàn lâm như vậy?". Đây lại là một câu chuyện khác. Nhiều người đề xuất định hướng nghề nghiệp khi con em họ mới học cấp hai, ai thích khoa học kỹ thuật thì cho học Toán, Lý, Hóa; ai thích nghiên cứu xã hội thì cho học Văn, Sử, Địa. Tôi thấy đây là một ý kiến phiế🍰n diện. Vì xét về tâm lý, liệu bao nhiêu em học sinh đã có đủ nhận thức rằng sau này mình sẽ làm nghề gì, sẽ thích nghề gì, sẽ đam mê việc gì?
Việc này đến cả sinh viên Đại học nhiều người vẫn còn rất mơ hồ, không rõ ngành nghề mình đang học sau này sẽ làm gì, công tác ở đâu, thậm chí nhiều người bỏ ngang chỉ vì nhận ra mình không phù hợp với nghề mình đang học. Vậy qu📖ý vị phụ huynh hư👍ớng nghiệp cho con em mình từ cấp hai bằng cách nào, có chắc đến lúc thi Đại học các em đó còn thích nghề nghiệp mà mình đã chọn không?
Thứ hai, nghề nghiệp không phải là thứ bất di bất dịch. Hôꦍm nay tôi là kỹ sư phần mềm, biết đâu năm sau tôi đã là một nhiếp ảnh gia, hoặc là một nhà kinh tế không biết chừng. Nghề nghiệp là thứ có thể thay đổi, nếu bản thân người đó muốn. Dù làm nghề nào, muốn sống tốt được với nghề đó, bạn cần phải có đạo đức nghề nghiệp, và sự thông minh đối với nghề. Sự thông minh ở đây c🐻hính là sự nhanh nhạy, nắm bắt cái mới tốt, hay nói rõ ràng hơn, đó chính là tư duy tốt. Làm sao để có được tư duy tốt nếu không chịu luyện tập trí não từ thời đi học?
Trên đây là đôi dòng ý kiến của tôi về việ☂c vì sao chúng ta nên học Toán nói riêng, và những môn khoa học cơ bản nói chung. Hy vọng những ý kiến phân tích của tôi sẽ góp thêm một góc nhìn cụ thể hơn về vấn đề dạy và học Toán, Lý, Hóa h🍃iện nay.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.