Thanh Phan, học sinh lớp 12 ở Phú Thọ, được nghỉ꧋ Tết từ ngày 5/2 đến 18/2 (26 tháng Chạp đến 9 tháng Giêng). Sau khi cùng cả nhà đi chúc Tết họ hàng, từ𒀰 sáng mùng 2, Phan nhận trông nhà cho bố mẹ và anh trai du xuân, rồi tranh thủ mang sách vở ra học.
"Em duy trì luyện đề hàng ngày, mỗi💮 ngày ít nhất làm xong một đề của 1-2 môn, rồi xem lại kiến thức. Đang đà học như vậy mà nghỉ dài em sợ mất thói quen", Phan nói.
Đặt mục tiêu vào hai trường top đầu là Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phan không dám lơ là việc học, kể từ cuối lớp 11 đến nay. Đầu tháng 3 tới, Phan sẽ tham dự kỳ thi đánh giá tư duy và đánh giá năng lực của hai đại học này. Cấu trúc đề thi gồm hàng trăm câu hỏi, cả Toán, Ngữ văn, khꦇoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học...). Vì vậy, ngoài luyện đề thi tốt nghiệp các năm, Phan còn làm quen với đề các kỳ thi riêng, đọc sách báo để mở rộng kiến thức.
"Toàn kỳ thi quan trọng trước mắt mà 14 ngày không học gì🎃, em không yên tâm", Phan chia sẻ.
Không ít học sinh cũng chịu khó ôn tập trong kỳ nghỉ Tết. Hoàng Minh Thư, lớp 9A6💯, trường THCS Sài Đồng, Hà Nội, cho hay trước kỳ nghỉ Tết dài 8 ♊ngày (7-14/2), em nhận xấp bài tập gồm 15 đề tiếng Anh, hai phiếu làm Toán, cũng với 15 bài.
"Thầy cô không cho bài thì em cũng tự học thêm, sợ quên kiến thức nếu cả kỳ nghỉ mà không đụng tới sách", Thư nói. Lý giải, nữ sinh cho hay phải chịu khó vì khoảng 3 tuần sau nghỉ Tết em sẽ thi giữa học kỳ II, rồi quan trọng nhất là kỳ thi lớp 10 vào đầu tháng 6. Thư cân🅺 nhắc đặt nguyện vọng một vào trường𝔉 THPT Phúc Lợi hoặc Cao Bá Quát, thường lấy trung bình 7,55 và 7,65 điểm một môn. Tuy nhiên, có thời điểm, nữ sinh chỉ đạt được 7 điểm thi thử mỗi môn nên lo lắng.
Thư đã giải quyết phần lớn bài vở trong hai ngày 28-29 âm lịch, d🌃🅰ự định mùng 5 sẽ làm nốt.
Quan sát hàng năm, thầy Nguyễn Quang Tùng, hiệu trưởng trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp, Hà Nội, cho biết hầu như ở lớp cuối cấp nào cũng có những♐ học sinh như ﷺPhan và Thư.
"Nhiều em lớp 12 và 9 áp lực phả♔i đỗ đại học hoặc các trường THPT top đầu, đặc biệt là những em gia đình không có điều kiện kinh tế, phải lao vào học để đỗ công lập", thầy Tùng nói.
Ngoài ra, một số trường hợp học xuyên Tết do chịu áp lực 𒁃lớn từ bố mẹ - những phụ huynh kỳ vọng lớn khi đã đầu tư cho con nhiều mà chưa yên tâm về kết quả. Tuy nhiên, cũng có những học sinh tranh thủ dịp Tết để ôn luyện vì tự giác, chăm học hoặc có bài tập về nhà dịp này.
Theo thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa,𓆏 Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng trong năm, thời điểm các thành viên trong gia đình đoàn viên. Nếu bị cuốn vào chuyện học hành, bài vở quá nhiều trong dịp Tết, học sinh không còn thời gian trải nghiệm và tận hưởng các hoạt động trong kỳ nghỉ.
Bên cạnh đó, thầy Cường nhìn nhận thời gian nghỉ Tết không quá dài. Học sinh Hà Nội được nghỉ 8 ngày, các tỉnh thành khoảng 10-14 ngày, nên học sinh không cần quá lo ngại việc quên kiến♈ thức.
"Chưa kể, các trường đều đã lên kế hoạch ôn tập, bổ trợ kiến thức cho học sinh ♏sau kỳ nghỉ lễ, thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong việc này, nên các em và gia đình cứ yên tâm ăn Tết", thầy Cường nói.
Tượng tự, thầy Tùng nhấn mạnh "học ra học, chơi ra chơi" là bí quyết cân bằng cho học sinh hiện nay. Thầy khuyên học sinh m🥀ạnh dạn cất hết bài vở trong 10 ngày Tết để nghỉ ngơi, kết nối các thành viên trong gia đình và giúp đỡ bố mẹ.
"Đó cũng lꦛà thời gian vàng để xoa dịu những áp lực học tập trong thời gian qua của các em𒈔", thầy Tùng chia sẻ.
Dương Tâm - Thanh Hằng