Rất may sự việc xảy ra trong giờ ra chơi nên các em chỉ vừa động tay chân thì giáo viên phát hiện. Chúng tôi mời phụ huynh lên l✨àm việc. Đánh nhau thuộc về hành vi xâm phạm thân thể người khác, do em vi phạm lần đầu, thành khẩn nhận lỗi và có cam kết của phụ huynh nên hội đồng kỷ luật áp dụng hình thức phê bình cấp trường, sẽ tăng lên nếu tái phạm.
Hai tuần sau, tôi cùng hội đồng kỷ luật nhà trường phải kỷ lu💯ật L, một học sinh tôi chủ nhiệm vì mang dao đến lớp. Một con dao nhỏ nhưng nhọn hoắt, cũng vi phạm điều cấm của nhà trường về tàng trữ, mang theo vũ khí, vật dụng nguy hiểm. Phải mất hai buổi làm việc, em mới thú nhận con dao ấy là của mình và "chỉ muốn chứng tỏ bản thân", cho các bạn khác thấy mình là đại ca. Tôi cũng lại phải mời phụ huynh lên họp xét kỷ luật và làm cam kết. Tôi thường xuyên kiểm tra bất ngờ cặp của một vài học sinh, đương nhiên là kiểm tra tế nhị bằng cách gọi riêng học sinh đó và yêu cầu em bỏ các vật dụng trong cặp ra để xem xét có vi phạm điều lệ nhà trường hay không. Thật không dám tưởng tượng nếu sơ sểnh, con dao ấy có thể mang đến hậu quả gì.
Ngay tuần trước thôi, K, cậu học sinh l🉐ớp tôi chủ nhiệm đến trình bày rằng bị một bạn trong lớp dọa đánh chỉ vì em nhắc nhở bạn tập nghi thức chưa nghiêm túc. Chỉ là nguy cơ nhưng tôi cũng rất lo lắng, sau khi xác minh là có sự việc đó qua một số bạn khác, tôi đã lập tức mời học sinh kia lên gặp riêng. Ngoài giải thí💞ch, tôi yêu cầu em viết bản cam kết không sử dụng bạo lực, nếu không sẽ chấp nhận mọi hình thức kỷ luật.
Làm giáo viên gần 10 năm, tôi tiếp xúc với vô số các hình thức của bạo lực, bắt 💟nạt học đường hàng ngày. Các em đánh nhau gây thương tích, tẩy chay, chia bè phái nói xấu và gây tổn thương lẫn nhau... Tôi chưa bao giờ cảm thấy tình trạng này giảm bớt qua mỗi kỳ khai giảng.
Nguy cơ bạo lực học đường luôn tiềm ẩn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ bất cứ nguyên nhân nào. Có khi vì em thích chứng tỏ mình là đàn anh đàn chị, quen thói bắt nạt bạn yếu hơn, thích được bạn bè nhìn bằng ánh mắt nể sợ. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học là rất thích chứng tỏ bản thân. Có khi chỉ vì một xích mích nhỏ, một câu trêu đùa cũng có thể lớn chuyện. Có khi vì các em tiêm nhiễm bạo lực từ chính người lớn, từ cuộc sống ngòai cổng trường, từ phim ảnh sách báo không lành mạnh và tưởng rằng bạo lực là cách ngắn nhất để giải quyết vấn đề. Có khi chính các em cũng có vấn đề về tâm lý, bản thân mang mầm mống bạo lực và trút hằn học giận dữ lên những bạn khác chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ n💫hưng không biết cách kiểm soát bản thân. Và quan trọng nữa là tâm lý thờ ơ, tránh liên can của một bộ phận học sinh và cả người lớn.
Là thầy cô, cũng là mộꦕt người mẹ, tôi thật sự đau xót khi nhìn thấy hình ảnh nữ sinh bị đánh, lột quần áo ở Hưng Yên. Ai là phụ huynh hẳn đều lo ngại, không biết con mình đi học có bị bạn đánh, hoặc cóಌ nông nổi đánh bạn không.
Làm sao để giảm thiểu nạn bạo lực học đường? Chắc chắn đầu tiên là trách nhiệm của nhà trường. Thầy cô cần theo sát, lắ🦂ng nghe,🍸 chia sẻ và quan sát những biểu hiện bất thường của học sinh để kịp thời phát hiện. Hội đồng kỷ luật nhà trường cần nghiêm khắc xử lý trường hợp vi phạm để răn đe sự tái phạm và phòng ngừa. Trong các giờ chơi, giờ nghỉ, trường cần bảo đảm tuần tra các phòng học, các góc khuất trong trường - hiện có trường học đã lắp camera ở các phòng học, hành lang, cầu thang. Và trên hết, giáo viên phải làm gương về việc tuyệt đối không sử dụng bạo lực dù lời nói hay hành vi.
Bản thân tôi cũng luôn lo lắng, bởi dù bỏ thời gian nhiều đến đâu để theo sát lớp thì cũng sẽ có những khoảng trống không có mặt giáo viên. Đến bây giờ tôi vẫn thật sự sợ hãi khi nghĩ nếu hôm ấy tôi không phát hiện con dao, hay nếu học sinh không đủ tin tưởng báo với cô việc bị dọa đánh. Không ai có thể nói trước điều gì, tôi cũng không dám khẳng định cuộc đời đi dạy của mình sẽ luôn kiểm soát tốt mọi lứa học sinh. Nhưng nếu nhà trường và giáo viên đều cố ♋gắng nghiêm khắc từ đầu thì sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ 🍒xấu.
Chương trình giá🅷o dục cũng là một nhân tố không thể thiếu. Nhà trường là nơi giáo dục cho các em biết đúng sai không phải bằng lý thuyết suông mà bằng những hành động cụ thể. Cần chỉ rõ cho các em hậu 𝐆quả phải gánh nếu vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật. Thay vì những bài học khô khan, lý thuyết suông như "Trung thực là gì" hay "Khiêm tốn là gì" thì cần có những bài học về ứng xử, học kỹ năng sống để tự bảo vệ mình, học kiểm soát cảm xúc để biết kiềm chế bản thân, bởi lứa tuổi cấp hai, cấp ba rất dễ nổi loạn, rất thích chứng tỏ bản thân và cũng rất dễ mắc sai lầm.
Trong chương trình phổ thông, kỹ năng sống mới ở dạng tích hợp trong các môn học, rất ít ỏi và chưa đáp ứng đủ thực tế cuộc sống, giáo viên cũng ෴không được học bài bản về môn học này. Nên chăng mỗi ngôi trường cần có chuyên viên tâm lý đảm nhiệm giáo dục kỹ năng sống, là một địa chỉ mà học sinh có thể chia sẻ tâm tư tình cảm hay những khó khăn sợ hãi mà mình gặp phải, khi các em chưa dám nói với ba mẹ và giáo viên chủ⛦ nhiệm?
Và cuối c𝔍ùng, yếu tố quan trọng bậc nhất là gia đình. Gia đình là mái trường đầu tiên của con trẻ. Bạo lực trong gia đình là mầm mống của bạo lực trong xã hội. Cha mẹ tuyệt đối tránh sử dụng bạo lực trước mặt con trẻ. Với tư cách một giáo viên, tôi mong dù có bận đến đâu, phụ huynh hãy quan tâm đếnꦡ những gì con mang đi học mỗi ngày, đến thái độ, cách cư xử, hay những biểu hiện sợ sệt không bình thường, những vết tích khác thường trên cơ thể con.
Quan trọng nhất là chỉ có phụ huynh mới có thể kiểm soát những gì con em mình đọc, xem hàng ngày, phim ảnh bạo lực, clip đánh nhau lột quần áo, game bạo lực chém giết... chúng đầy rẫy trên Internet. Nó có thể xâm nhập tâm hồn, biến các em thành những đứa trẻ ng🃏hiện bạo lực từ lúc nào mà người lớn không biết.
Phạm Minh Phương Hằng