Sáng 16/9, trao đổi với VnExpress, ông Trần Quang Thắng, Phó bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Giáo dục tư vấn, Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội Hải Phòng (Trung tâm Gia Minh) c💎ho biết, đã có gần 100 học viên quay trở lại Trung tâm sau sự cố cách đây haiꦓ ngày. Phần lớn người bỏ trại là những học viên sau cai.
Giám đốc Trung tâm Gia Minh ông Nguyễn Quang Toàn cho hay, đây là trung tâm mở, không có tường bao, rào chắn, học viên được tự do đi lại. Sau thời gian cắt cơn nghiện, học viên được đưa ra khỏi ph⛄òng, tham gia lao động sản xuất như trồng rau, chăn nuôi, làm vàng mã... như các học viên sau cai. Thời gian lao động tùy thuộc vào công việc và thời tiết nhưng không quá 8 tiếng/ngày, đặc biệt có sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ trung tâm.
Theo ông Toàn, trung tâm từ khi thành lập được giao hai nhiệm vụ chính là cai nghiện cho người nghiện ma túy và hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, gần đây có thêm nhiệm vụ mới là quản lý học viên sau cai theo Nghị định 94. Trung tâm có cả người đang cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện tự nguyện và 250 học viên sau cai. Trong số học viên sau cai, 70% có tiền án tiền sự,🎶 40% có HIV.
Ông Giám đốc cho biết, Trung tâm đ💝ã nhiều lần tuyên truyền, giáo dục học viên về nội dung của Nghị định nhưng nhiều người vẫn bức xúc, phản đối. Họ liên tục kích động, đe dọa, lôi kéo những học viên sau cai khác chống đối, không tham🍸 gia các hoạt động của Trung tâm, đặc biệt kích độnꦫg tư tưởng bỏ trốn.
Trung tâm Giáo dục, Lao độ🍃ng xã hội Hải Phòng (gọi tắt là Trung tâm Gia Minh, có trụ sở tại xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên) được thành lập năm 2003, do Thành đoàn Hải Phòng quản lý. Trước ngày xảy ra vụ việc 425 học viên phá trại bỏ trốn, trung tâm có tổng số 915 học viên, trong đó có 250 học viên sau cai (hết thời꧑ gian cai nghiện bắt buộc 2 năm). |
Đỉnh♏ điểm là sáng 26/8, hai học viên cùng phòng B3 là Trường và Thành xảy ra mâu thuẫn. Nhóm của Trường đã khống chế, đánh đập các học viên thuộc nhóm của Thành, dẫn tới việc gần 10 học viên sợ hãi bỏ lên núi đá tron🍰g khuôn viên trung tâm. Đến chiều 27/8, các học viên này rời nơi ẩn náu trong sự bảo vệ của công an và cán bộ trﷺung 🔯tâm.
Để trả thù, cuối giờ chiều 13/9, khi mọi người 🐼đang ăn cơm, Thành cùng nhóm của mình đâm Trường trọng thương trong phòng B3.
Nhân vụ việc đó, hàng trăm học viên bỏ cơm giữa chừng xuống sân hò hét. Một số cán bộ trung tâm vào can ngăn, yêu cầu đưa Trường đi cấp cứu nhưng bất🐲 lực trước cả trăm học viên đang bị kích động, trong đó nhiều người có tiền ♏án, tiền sự.
Ban giám đốc Trung tâm đã p📖hải cách ly 3 nhóm học viên để đưa Trường đi cấp cứu. Chiều cùng ngày, hànಌg trăm học viên bị kích động bỏ trung tâm.
Kể lại sự việc chiều 14/9, học viên Vũ Quốc Toàn (30 tuổi, trú quận🅺 Lê Chân, Hải Phòng) cho hay, từ khu sản xuất về phòng nghỉ ở Đội 6, anh thấy nhiều học viên tập trung ngoài sân, có người mang theo cả quần áo. Chưa hiểu🌱 chuyện gì xảy ra, đám đông đã kéo nhau đi ra phía cổng. Vừa đi, họ vừa kêu gọi, lôi kéo học viên ở các đội khác về nhà. Nhiều người đã hùa theo.
Sau buổi làm việc với Trung tâm Gia Minh ngày 15/9, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Phòng chố😼ng tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, các hoạt động tại cơ sở này đã trở lại bình thường. Học viên tự ý bỏ về đã và đang được gia đình thuyết phục trở lại.
ไ Theo ông Lập, trung tâm Gia Minh được xây dựng theo hướng mở, thân thiện với học viên. Vì thế, chủ trương của thành pꦬhố Hải Phòng là tuyên truyền, thuyết phục chứ không dùng các biện pháp hành chính cưỡng chế.
Sau 2 ngày xảy ra việc, cơ quan công an huyện Thủy Nguyên phối hợ🥃p với Trung tâm Gia Minh đã điều tra, tạm giữ 4 người bị cho là cầm đầu kích động học viên bỏ trại.
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời gian cai nghiện bắt buộc tối đa là 2 năm. Còn nghị định 94 năm 2009 về quản lý sau cai nghiện nêu rõ thời gian quản lý sau cai nghiện đối với người chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc là từ 1 đến 2 năm. Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm là người đã h♛oàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, có ng🥀uy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có t🌠hời gian nghiện ma túy từ 5 năm trở lên hoặc 𒆙sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ hai năm trở lên; b) Đã cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hộ๊i từ 3 lần🐓 trở lên; c) Trong thời gian sáu tháng, đối tượng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bị thi hà💝nh kỷ luật▨ với hình thức cảnh cáo từ ba lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại phòng kỷ luật từ 2 lần trở lên; d) Không có nghề nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; không có nơi cư trú nhất🥃 định. |
Giang Chinh