UBND tỉnh Quảng Nam vừa đồng ý cho TP Hội An làm chủ đầu tư, chọn đơn vị tư vấn có chuyên m🍨ôn, kinh nghiệm lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Chùa Cầu.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó chủ tịch TP Hội An, thành phố dự kiến từ nay đến 🎃31/10 sẽ làm xong hồ sơ, gồm khảo sát lập dự án, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, phương thức trùng tu... để trình UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định.
"Dự kiến đầu năm 2020 chúng tôi bắt đầu trùng tu Chùa Cầu", ông Sơn nói và thông tin kinh phí dự kiến khoảng 1ꦅ5 đến 20 tỷ đồng.
Cách đây 400 năm, các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng cầu, năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặꦦt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".
Năm 1990, chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia. Đây là biểu tượng💦 của khu phố cổ Hội An và đã qua bảy lần trung tu, nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng. Đầu tháng 4/2019 có hai dầm cầu hư hỏng nên Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An dùng các thanh gỗ chống đỡ.
Cuối tháng 5/2019, Hội An ra 🎉quyết định hạn chế khách tham quan, mỗi lượt không quá 20 người để tránh gây nguy hiểm cho di tích này.