Cứ mỗi độ xuân về, khi những gốc lão mai trong vườn nhà bắt đâầu xum xuê lộc biếc, đoạn sông Bồ qua làng Phú Lễ lại có dịp dậy sóng. Sóng của hàng đoaඣ̀n người lớp lớp nhộn nhịp, sóng nó🍌n lá của mấy mệ (bà), mấy o thôn nữ khoát nhanh trong niềm phấn khích dâng trào để cổ vũ cho các thuyền thủ thêm hồ hởi cưỡi ghe đua rẽ sóng lướt nhanh trên dòng nước xanh mát. Đó là ngày hội đua ghe truyền thống của làng Phú Lễ quê tôi.
Phú Lễ thuộc ⛄Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế xưa nay nổi tiếng là làng nghề thủ công với nghề chằm nón. Nón lá Phú Lễ thanh mảnh, tinh tế, rất đẹp và quý phái.
Truyền thống đua ghe của Phú 🐓Lễ không biết có tự bao giờ. Theo truyền khẩu, đây là một nghi thức tâm linh nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng yên ấm. Cũng có người cho rằng lễ hội đua ghe này được tổ chức để an🥂 ủi cho oan hồn của các tử syĩ đã mất trong trận thủy chiến trên Bái Đáp Giang (đoạn sông Bồ chảy qua làng Phú Lễ).
Đó là cuộc chiến giữa một bên là thủy quân chúa Nguyễn do tướng T🐓ôn Thất Tiệp và Nguyễn Văn Chính thống lĩnh, bên kia là quân chúa Trịnh 𒅌do các tướng Hoàng Đình Thể, Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy vào năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774).
Trong khi đó, đa số người già lại nói rằng làng từ xa xưa đã phát triển cực thịnꩲh nhờ vào chợ Phú Lễ, ngôi chợ lớn nhất vùng và bến đò (ngang, dọc) cạnh chợ. Lễ hội đua ghe được tổ chức nhằm tạ ơn trên đã ban lộc cho chợ và cũng để thay lời tri ân cư dân các vùng đã đến giao thươn🥃g góp phần đem lại sự thịnh vượng cho làng, cũng qua đó mà lưu truyền danh tiếng của Phú Lễ.
Khi các thân tre cao còn nguyên ngọn được mang cắm xuống dòng sông làm vè đua, đó cũng là lúc dân làng bắt đầu cảm thấy nôn nao, háo hức: “Làng mình chuẩn bị đua ghe”. Tin đồn làng P🉐hú Lễ khai hội đua ghe nhanh chóng được lan truyền từ các tuyến đường ra chợ, vô Dinh…
Lộ trình đường đua thường ôm gần trọn đoạn sông qua làng. Vè thượng có lúc được neo giữa sông đoạn bến Đình Phe, vè hạ tận xóm Kênh, dọc đường đua có cắm các vè nội, vè ngoại (phân ranh đường đua nội, ngoại). Vè rốn (vè trung) với ngọn tre cao vút tọa lạc ღgiữa khoảng sông trước đình làng.
Trên bờ 🌼sông ngang với vè rốn là bàn quan. Bàn Quan chính là nơi làm việc của ban tổ chức lễ hội và bến nước trước đó là điểm xuất phát và cũng là đích về của các ghe đua.
Các giải đua thường được tổ chức trọn tr🦩ong một ngày. Khởi đầu là giải “Cúng” với phần thưởng là mâm lễ lớn gồm cau trầu, rượu, mang ý nghĩa danh dự. Tiếp theo là các giải 🌊“Tiền”, số lượng giải tùy theo quy định của ban tổ chức, thường là từ 7 đến 10 giải.
Giải thưởng thường bằng tiền mặt. Giải “Thái Bình” hay còn gọi là giải “Phá” kết thúc lễ hội, với phần thưởng♔ là các lá cờ phướn dài màu đỏ buộc vào ngọn câ🐓y tre.
Ngoài ra còn🥀 có giải “Tam liên thắng” giành cho ghe có ba lần về nhất ba giải “Tiền” liên tiếp. Giải này thường là một con heo sống lớn béo tròn núc ních, nhốt trong cũi để trước Bàn Quan khiến các chủ ghe thêm phần háo hức. Ghe đoạt giải là ghe về trước nhất sau khi đã hoàn thành “ba vòng, sáu tráo, gác chèo lái Bàn Quan”.
Cầm♏ trịch cuộc đua là một vị bô lão mặc quốc phụ🅘c với áo dài khăn đóng, lưng thắt đai điều cầm trống lệnh. Hình ảnh uy nghi hùng dũng của vị chấp lệnh như nhắc nhở các dầm thủ về tính nghiêm minh và tinh thần thượng võ của cuộc đua.
Vào những năm trước thập kỷ 90 của thế kỷ XX, dọc đường làng phía bờ sông gần như được bao kín bởi những lũy tre già, khán đài dành cho khán giả và ꦬcổ động viên vô hình trung được chia thành hai hạng: một hạng dành cho những người có ghe xuồng và một hạng dành cho người trên bộ.
Với người dự khán trên mặt sông, tất nhiên tầm nhìn sẽ rộng lớn hơ𒉰n. Cả đoạn sông đặc xuồng ghe chở đầy người, mũi hướng ra giữa dòng, vất vả nhất là khán giả trên bộ. Có năm cả xóm phải rủ nhau đi từ lúc trời vừa rạng sáng để chiếm được chỗ tốt và ít bị tre, cây che khuất tầm nhìn.
Thường các địa điểm quanh bến Bại, cây vông đồng cổ thụ trước đàn âm hồn cũ, bến Đằm, bến Chùa, bến họ Trần Đình, bến Công Chúa trước nhà thờ ൲họ Trương là các chỗ có người tập trung xem đông hơn cả. Nhiều người phải thức dậy từ lúc gà mới gáy để chuẩn bị cơm nắm trong mo cau cho bữa trưa tại chỗ, nhằm không bỏ sót một giải nào.
Đường làng nhô♔̣n nhịp kẻ bán người mua, với đủ các dịch vụ phục vụ khán giả. Người đến dự hội không những là già trẻ trong làng, mà còn có rất đông những người hâm mộ từ các làng bên cạnh. Có những đoàn người đi xa hàng mấy chục cây số để về dự hội. Thật đúng đây là ngày hội giao lưu và thư giãn của cư dân trong vùng.
Buổi lễ luôn khởi đầu từ sớm tinh mơ bằng lễ cáo Thành Hoàng Làng rất trang nghiêm, nhằm tâu trình cùng 💧thánh thần và ‘‘𝔍Tổ tiên thập nhị tôn phái’’ cùng về chứng giám ngày hội của quê hương.
Trong mơ màng sương khói của đất trời, trong hư ảo của trầm hương bãng lãng, trong bập bùng của ánh nến lung linh, dáng vẻ nghiêm cẩn gần như xuất thần của vị chánh bái và các chức việc luôn tạo ﷽cho lễ cáo một không khí mà bất cứ ai chứng kiến đều muốn tin rằng đấng ơn trên đang ngự ở ngai đình mà dõi theo con cháu trong suốt hội lễ này💎...
Lúc tiếng trống bắt đầu giục giòn giã cũng là lúc tiếng hò reo cổ vũ vang rền cả khúc sông. Tiếng “dồn la dồn”, “hẹ la hẹ” để lấy nhịp của các dầm thủ hòa cùng tiếng reo hò côꩵ̉ vũ tạo nên mộ♒t âm điệu rộn rã khó quên.
Cuộc đua hào hứng và quyết liệt ngay ở giai đoạn khởi đầu vì vạch xuất phát và vè rốn chỉ cách nhau khoảng mấy chục thân ghe, các ghe phải lộn vè trướ🐎c lúc trực chỉ vè thượng. Đoàn đua tranh nhau vào vè, nào ghe chen, nào ghe lấn, ghe bơi và cả ghe bị lật chìm với người, ghe lóp ngóp… trong tiếng reo hò vang dậy, 🌳nước văng tung tóe.
Thường thì ghe nào có người chèo mũi và chèo lái giỏi, có chiến thuật vào vè🍬 tốt và thêm một chút may mắn mới có cơ hội lộn vè 🌃rốn an toàn và nhanh nhất.
Lúc vào đường đua cũng là lúc khán giả trên sông té (tát) nước cổ vũ rào rào trong tiếng reo hò và đặc biệ𝔉t là tiếng kh💎ẩu lệnh đồng thanh đặc trưng của các dầm thủ: “dồn la dồn, la dồn ”, “hẹ la hẹ, la hẹ”, “dồn la dồn, la dồn”, “hẹ la hẹ, la hẹ”, “dồn la dồn, la dồn”, “hẹ la hẹ, la hẹ” …
Khổ cho các mệ, ca👍́c o lúc đi thì nón lá mới trên đầu, lúc về nón rách tả tơi vì khua, khoát, tát quá nhiệt tình. Để ngày mai “Phường nhàn nhu” Phú Lễ lại được dịp có thêm nhiều khách hàng mới.
Câu chuyện về các ghe đua vẫn còn rôm rã trên khắp các nẻo đường về, vào mỗi bữa cơm của từng gia đình và ra tận đồng lúa, nương khoai trong nhiều n꧃gày sa🤡u đó.
Lễ hội đua ghe làng Phú Lễ là một lễ hội lớn. Thường có rất nhiều bạn ghe về tham dự. Ngoài ghe của những làng quanh vùng như Hạ Lang, Bác Vọng, Bao La, Niêm Phò, Khuôn Phò, Thủ Lễ, Phước Lý, Phước Lập, An Xuân, Hương Cần, Vân Cù, La Vân Thượng, La Vân Hạ… còn có cả những làng xa như Dạ Lê, Lang Xá Cồn, Xuân Hòa… Giành đượcꦗ giải thưởng ở lễ hội đua này luôn là một vinh dự lớn, làm tăng uy tín cho các hội ghe làng đó.
Phú Lễ xưa nay từng có không ít ghe hay nổi tiếng. Việc ghe làng tham dự và giành giải cao l🌸uôn làm tăng sự háo hức và phấn khích của khán giả n♑hà. Điều quan trọng hơn hết là năm nào lễ hội thành công, và ghe làng giành thứ hạng cao là dân làng vững tin vào một năm mới được mùa, mua may bán đắt.
Xa nhà đã mấy mươi năm, chứng kiến đã nhiều lễ hội chốn quê người, nhưng mỗi lần liên tưởng lại những gì đã trãi qua thời niên thiếu, tôi vẫn thâ🌱́y không có nơi đâu mang lại cho mình cái cảm giác náo nức dạt dào như những ngày lễ hội ở quê nhà Phú Lễ thân thương.
>> Xemthêm: Du khách Nhật tranh tài đua ghe ở Hội An
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống, văn hóa tại đây.