Thường vụ Hội Nhà báo VN trân trọng đề nghị đồng chí Tổng biên tập và Ban Biên tập báo Thanh Niên một🤪 việc có nội dung cụ thể như sau:
Trong số báo Thanh Niên phát hành ngày thứ năm, 2/5/2002, đã đăng bài Xung quanh việc Năm Cam bị bắt đi cải tạo lao động năm 1995, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN đã can thiệp để trả tự do cho Năm Cam như thế nào? (rút tít trên trang nhất). Trong trang 5, đã nêu đích danh Ông Trần Mai Hạnh, Phó chủ tịch kiểm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN, đã can thiệp để trả tự do cho Năm Cam như thế nào? Công văn và bài báo thuộc công việc nghiệp vụ, xử lý đơn thư công dân của tuần báo Nhà báo & Công luận (tháng 10/19💫96), cách 💮đây 6 năm. Về những nội dung thông tin đăng trên báo Thanh Niên, Hội Nhà báo VN có ý kiến như sau:
Từ tháng 6 đến tháng 10/1996, Nhà báo & Công luận mới xuất bản thí điểm ไđể chuẩn bị mở rộng mạng lưới phát hành. Vì vậy, các công việc mới dựa vào bộ máy của Hội, Đảng đoàn và Ban Thường vụ Hội Nhà báo VN khóa VI giao cho đồng chí Trần Mai Hạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN, tạm thời kiêmꦓ Tổng biên tập.
Căn cứ vào đơn thư của bà Phan Thị Trúc gửi đến nhiều cơ quan thẩm quyền và cơ quan báo chí, 🅷Tòa soạn đã cho đăng ý kiến công dân và gửi văn bản đến cơ quan thẩm quyền để đề nghị xem xét.
Căn cứ Luật báo chí và Luật Khiếu nại, tố cáo, việc chuyển đơn thư và đăng ý kiến công dân là việc bình thường thuộc chức năng của báo chí, không có vấn đề gì vi phạm luật. Không chỉ riêng Hội Nhà báo VN và tuần báo Nhà báo & Công luận có công văn và đăng bài, mà một số cơ quan báo chí khác cũng có công văn chuyển đơn thư của công dân Phan Thị Trúc đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét vụ việc này. Việc xem xét, giải quyết đối với đương sự là quyền của các cơ quan chức năng. Vấn đề bắt hoặc thả Trương Văn Cam là thuộc VKSND Tối cao và Bộ Nội vụ ngày đó (nay là Bộ Công an), chứ không thuộc trách nhiệm của báo chí, trong đó có Nhà báo & Công luận.
Chức năng của báo chí là chuyển tải thông tin, chuyển tải ý kiến công dân để cơ quan thẩm quyền xem xét, thẩm định và quyết định. Báo chí không thể làm thay bất cứ cơ quan nào khác ngoài chức năng phản ánh, thông tin theo quy định của Luật Báo chí. Vì vậy, không thể kết luận là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN đã can thiệp để trả tự do cho Năm Cam như Thanh Niên nêu câu hỏi nghi vấn.
Điều đáng lưu ý là, thời gian đó, Trương Văn Cam không phải là nhân vật như bây giờ. 6 năm sau, việc Năm Cam hình thành băng nhóm là sự việc các cơ quan báo chí không thể giám sát theo từng thời gian được. Vì vậy, không thể lấy sự thật của 6 năm sau để quy kết trách nhiệm của hai văn bản và hai ý kiến công dân đăng trên tuần báo Nhà báo & Công luận.
Hội Nhà báo VN không bao che cho bất cứ hành vi nào của mọi cán bộ, công nhân viên đang công tác ở Cơ quan Trung ương Hội và tuần báo Nhà báo & Công luận, đồng thời rất chú ý lắng nghe ý kiến phản ánh mang tính xây dựng của các cơ qua ngôn luận và các bạn đồng nghiệp. Thế nhưng, mọi việc xử lý phải trên những căn cứ mang tính ph🍎áp lý, tôn trọng danh dự của mọi người🐽.
Căn cứ vào Luật Báo chí do Quốc hội ban hành, Thường vụ Hội Nhà báo VN đề nghị đồng chí Tổng biên tập đăng thư trả lời này trên số báo Thanh Niên gần nhất, đúng với vị trí như báo đã đăng.
Xin trân trọng cảm ơn.
T/M Thường vụ Hội Nhà báo VN
Ủy viên Thường trực Thường vụ
Đỗ Khánh Toàn