Một nữ sinh lớp 4, trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đắk Lắk), bị 10 bạn cùng lớp đánh, đấm, dùng bút bi chọc vào người, phải nhập viện điều trị. Trước đó, một nữ sinh lớp 6 ở Hà Nội bị ít nhất ba bạn đá vào đầu và mặt, xung quanh hàng chục em khác reo hò, nhại lại lời kêu cứu của nạn nhân. M🌸ột trường hợp khác, bảy nữ sinh THCS ở TP HCM đánh nhau, quay video trong nhà vệ sinh trường. Một nam sinh lớp 7 ở Hà Nội cũng nhiều lần bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng, phải nhập viện vì sang chấn tâm lý...
Hàng loạt những vụ bạo lực học đường diễn ra thời gian gần đây làm dấy lên những nghi ngại về sự an toàn của học sinh tại trường học. Đã có nhiều tranh luận nổ ra xung quanh vấn nạn này. Có người đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên thiếu trách nhiệm, thiệu sự quan tâm khiến học sinh bị đánh hội đồng nhiều lần mà không ai biết hay ngăn chặn. Có người lại quy trách nhiệm cho gia đình khi không dạy dỗ, giáo dục đạo đức cho con em mình. Có người đòi phải có hình thức kỷ luật mạnh tay hơn với các học sinh đánh bạn, thậm chí lập hẳn trường giáo dưỡng dành riêng cho những học sinh cá biệt.
Tuy nhiên, tôi ít thấy ai đề cập tới Ban đại diện cha mẹ học sinh hay Hội phụ huynh. Người ta từng phản đối Hội phụ huynh vì những khoản thu vô lý đầu năm học. Những có phải nhiệm vụ của tổ chức này chỉ là 𒆙vận động thu tiền đóng quỹ? Chính trong những vụ việ🧸c bạo lực học đường thế này mới là lúc Hội phụ huynh phát huy vai trò, trách nhiệm của mình.
>> 'Đình chỉ một tuầℱn là vô nghĩa ��với học sinh đánh bạn'
Lớp con tôi trước đây vốn toàn học sinh ngoan. Đến học kỳ II năm học vừa rồi, có một bạn mới được chuyển đến. Đây là một học sinh hơi cá biệt một chút. Đại loại là em này từng ăn cắp vặt, từ thứ nhỏ cho đến kho🅰ản tiền học vài triệu ♔đồng của một bạn trong lớp, ngoài ra còn một số hành vi không phù hợp khác.
Lo ngại những thói xấu sẽ dễ lây lan trong lớp, Ban𒁏 phụ huynh lớp ngay lập tức làm việc trực tiếp với phụ huynh của em đó, viết biên bản họp, đề nghị đại diện phụ huynh ký bản cam kết đầy đủ về việc sẽ uốn nắn con mình để không làm ảnh hưởng tới các học sinh khác. Nhưng sau đó, em học sinh kia vẫn chứng nào tật đấy, không chịu sửa đổi. Và kết quả, vị phụ huynh đó đã phải chuyển trường cho con theo đúng cam kết.
Theo tôi, trách nhiệm của Hội phụ huynh không chỉ là thu tiền mà là phối hợp với nhà trường, tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh nhất cho học sin🧔h. Trường khó xử lý học sinh cá biệt vì những giới hạn của quy định xử phạt thì Hội phụ huynh hoàn toàn có thể dùng "quyền lực mềm" để tác động, thuyết phục, ngăn chặn những nguy cơ, hệ lụy.
Sẽ có người trách rằng, chúng tôi đẩy học sinh đó đi sang trường khác thì lại khổ cho các học sinh ở đó. Nhưng nếu ở đâu Hội phụ huynh cũng kiên quyết đấu tranh với thói xấu n🏅hư vậy, thì tôi tin sẽ không còn cơ hội cho những 🌄học sinh cá biệt lộng hành. Khi không thể được chấp nhận, em học sinh đó sẽ phải thay đổi bản thân để tốt hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.