Sự kiện, tên gọi Hội thảo về Biển Đông, diễn ra hôm 4/5 tại Harvard Club, thành phố♛ New York với khoả🐻ng 100 khách mời tham gia, tạp chí Political Risk (JPR) cho biết. Toàn bộ các khía cạnh trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông được đưa ra t✱hảo luận.
"Chúng tôi thảo luận 3 chủ đề chính gồm đường lưỡi bò và luật pháp quốc tế, tác động môi trường và ý nghĩa chiến lược trong việc xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều sự nhất trí, ít nhất trong các học giả tham dự hôm nay rằng, những gì mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông là nghiêm trọng", TTXVN dẫn lời tiến sỹ Anders Corr, Tổng biên t🌸ậౠp Tạp chí JPR, nói.
Cuộc thảo luận bắt đầu với một số hoạt động gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông. Bill Hayton, 🍌tác giả cuốn sách "Biển Đông: Cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á", phát biểu khá lâu về việc xây đảo của Bắc Kinh trên các bãi đá và đảo trên Biển Đông, trong đó có đá Vành Khăn và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các khách mời còn đưa ra những🦋 đề xuất mang tính xây dựng để giải quyết tranh chấp mà khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt𒐪.
Benjamin Purser, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Colorado, làm việc cho cơ quan phi lợi nhuận nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND Corporation, cho rằng cần sửa đổi Công ước Liên ꦕHợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), luật chi phối tranh chấp trên biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.
Theo Purser, công ước nên loại trừ rõ ràng không chỉ các đảo không người ở như hiện tại, m꧋à còn cả những đảo nhỏ có diệ𒁏n tích nhỏ hơn mức độ định trước trong việc phân định vùng biển thuộc chủ quyền.
Giáo sư David Denoon, Đại học New York, thảo luận nghiên cứu của ông về lý thuyết "phân chia công bằng" từng đăng tải trên Tạp chí International Negotiation (Đàm phán Quốc tế) năm 1996. Nội dung nghiên cứu mô phỏng cách phân chia vùng biển có 𝄹tr✅anh chấp.
Giáo sư Denoon cho rằng Trung Quốc không để ý đến cách thức này. 💟"(Trung Quốc) nghĩ họ🥂 có thể giành được tất cả", ông nói.
Petಞer Solomon, thuộc Cao đẳng King's, đề ngh✅ị Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tăng cường can thiệp vào tình hình Biển Đông. Peter Maslanka, Đại học Seton Hall, nói nhận thức về mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng ở Indonesia.
Nội dung t🍌rong buổi thảo luận sẽ được công bố trong một cuốn sách về tranh chấp Biển Đông sắp xuất bản.
Như Tâm