Ngư🃏 dân Việt Nam đang vào vụ thu hoạch tôm. Do lo ngại kết quả vụ kiện, nhiều người đã bán đổ bán tháo v𒁃ới giá rẻ. |
Với phán quyết này, các doanh nghiệp tôm độc lập của 2 nền kinh tế phi thị trường là Trung Quốc và Việt Nam sẽ biết được liệu mình có được hưởng mức thuế riêng rẽ hay không. Các chuyên gia luật thế giới nhận đị🌠nh có thể Washington muốn nương tay với con tôm Việt Nam và vì 🧔vậy, mức thuế sẽ không lớn lắm.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chọn Banglಞadesh là thị trường thay thế cho Việt Nam (còn Ấn Độ là thị trường thay thế cho Trung Quốc). Bangladesh là nước khá tương đồng với Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế cũng như quy mô ngành nuôi trồng và chế biến tôm. Giá tôm tại𒉰 đất nước này cũng không quá cao so với sản phẩm cùng loại của Việt Nam.
Sau thủ tục đăng công báo, phán quyết của DOC sẽ có hiệu lực vào khoảng 13/7. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây mới là mức thuế sơ bộ và còn phải chờ phán quyết của Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) xem liệu tôm nhập khẩu có gây thiệt hại về vật chất với💫 ngành đánh bắt trong nước hay không thì🤪 nó mới chính thức có hiệu lực. Vì vậy, dù thuế sơ bộ cao hay thấp, các bị đơn vẫn còn cơ hội chứng minh cho lẽ phải của mình. Dự kiến, USITC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vụ kiện này vào 23/8 tới, đồng thời đề nghị mức thuế chống bán phá giá do các chuyên gia của Ủy ban tính toán. Quyết định của USITC sẽ chuyển lại cho DOC và cơ quan này sẽ chính thức ra lệnh áp thuế vào 14/10 năm nay.
Phán quyết sơ bộ với 4 nước còn lại tr🌺ong vụ kiện (Brazil𒁃, Ecuador, Thái Lan và Ấn Độ) sẽ được công bố chậm nhất vào 28 tháng này.
Quốc gia |
Biên độ thuế dự kiến |
Brazil |
32-349% |
Ecuador |
85-166% |
Ấn Độ |
82,30-110,09% |
Trung Quốc |
112,81-263,68% |
Thái Lan |
57,64% |
Việt Nam |
25,76-93,13% |
Song Linh