Sáng 19/5, ông Nguyễn Tiến Thành, 48 tuổi, cùng con trai tất bật gom rác, túi nylon, thùng xốp theo dòng nước từ rạch Văn𒆙 Thánh trôi vào sau hiên ngôi nhà cấp bốn trong hẻm đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh.
Trên mặt nước đen kịt, bốc mùi hôi thối đầy rác thải sinh hoạt, nhiều tấm nệm lớn trôi lềnh bềnh. Phía đối diện là dãy nhà lụp xụp lợp tôn, vách gỗ, đóng cọc gỗ xiêu vẹo đối lập với tòa nhà Landmark 81 và khu căn hộ cao cấp chỉ cách đó khoảng 500 m. Đi dọc rạch này là đường ray trên cao của tuyến Metro số 1 sẽ khai thác vào cuối năm.
Ông Thành cho biết bố mẹ đã sống ở đây trước năm 1975 sau đó để lại nhà cho mình. Đầu những năm 2000, ông được thông báo căn nhà đang ở rộng khoảng 80 m2 thuộc diện giải tỏa để làm dự án chỉnh trang rạch Văn Thánh, song từ đó đến nay vẫn không có gì thay đổi. "Con trai tôi♕ có số tuổi gần bằng với thời gian dự án bị treo", ông Thành nói.
Ngoài mùi hôi thối, vào những ngày triều cường, mưa lớn, nước từ dòng rạch còn mang rác tràn vào nhà ông gây nhiều bất tiện, mất vệ sinh. Mùa nắng, ruồi, muỗi sinh sôi bay khắp nhà. Căn nhà xuống cấp từ lâu, tường nứt nhiều đường dài nhưng ông Thà﷽nh gặp khó khi xin phép phường sửa do vướng quy hoạch, giải tỏa.
Ông kể trước năm 2020, chính quyền thông báo khi tuyến metro hoàn thành sẽ thực hiện giải tỏa, đền bù khu đất ông ở để làm dự án nhưng kế hoạch gián đoạn do Covid-19. Sau dịch đến nay, việc này vẫn chưa thể triển khai. "Bây giờ chỉ cần được bồi thường hợp lý𝐆, tôi sẽ dọn đi ngay trong ngày chứ sống tạm bợ ở đây quá lâu rồi", ông Dũng nói.
Cách đó 30 m, 16 thành viên gia đình bà Nguyễn Thị Cúc, 69 tuổi, cũng phải sống cùng ô nhiễm tại dòng rạch Văn Thánh trong thời gian chờ bồi thường, giải tỏa căn nhà cấp bốn. Bà nói trước💛 đây con rạch trong xanh, cây cối ùm tùm, mát mẻ tuy nhiên từ chục năm trở lại đây bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt từ các cống đổ về.
Ban đầu bà cố vớt bớt túi nylon, rác thải trôi nổi, đắp bờ đất để dồn lại xử lý nhưng rác ngày càng nhiều dọn không xuể. "Tôi ở đây quen rồi, chứ có khách tới nhà ngửi mùi hôi từ rạch ô nhiễm đều không chịu nổi", bà nói. Theo bà Cúc, nếu có phương án hỗ trợ bồi thường hoặc bố trí khu tái định cư hợp lý, gia đình b🍎à sẵn sàng di dời để nhà nước làm dự án, cải tạo rạch, chỉnh trang đô thị.
Hộ ông Thành và bà Cúc là hai trong số 1.063 nhà dân sống ven bờ rạch Văn Thánh (thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) dài khoảng 1,5 km, khởi nguồn từ cầu Điện Biên Phủ 🍨đến ngã ba kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, qua ba phường 19, 21, 22 (quận Bình Thạnh). Rạch có vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước của quận, cũng là khu vực mà tuyến metro đầu tiên của TP HCM đi qua, kết nối đoạn đi trên cao (Điện Biên Phủ) với đoạn đi ngầm (Ba Son).
Ô nhiễm kéo dài, dòng kênh từng đư💖ợc thành phố lên kế hoạch cải tạo nhưng chưa thực hiện được. Năm 2003, thành phố dự định giải tỏa 820 nhà để chỉnh trang khu vực này. 12 năm sau, rạch ở nội đô TP HCM cũng được đề xuất cải tạo để làm đẹp tuyến metro nhưng lại trì hoãn.
Đến năm 2018, UBND TP HCM kêu gọi đầu tư cải tạo kênh rạch lớn, bao gồm dự án cải tạo rạch Văn Thánh bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), thanh toán bằng quỹ đất. Tuy nhiên kế hoạch này gặp một số vướng mắc buộc thành phố phải ch🐼uyển sang hình thức đầu tư công.
Tháng 4 vừa qua, cải tạo rạch Văn Thánh nằm trong ba dự án trọng điểm được Sở Xây dựng TP HCM đề xuất bổ sung vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Đơn vị này tính tổng kinh phí bồi thường của dự án hơn 4.900 tỷ đồng, 1.200 tỷ cho phần xây dựng, tư vấn꧑, quản lý dự án... Công trình được đề xuất làm từ nay đến năm 2028, trong đó giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện trước.
Ông Nguyễn Tiến Phước, Chủ tịch UBND phường 21 (quận Bình Thạnh), cho biết dự kiến tuần tới quận làm việc với các hộ nằm trong diện di dời để thống nhất phương án giải tỏa, bồi thường, đẩy nhanওh dự án cải tạo rạch.
Đình Văn