Những ngℱười tham gia biểu tình tập trung ở thủ đô Bangkok hôm 16/8, hô khẩu hiệu "đất nước thuộc về nhân dân", kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ, một chủ đề từng bị cấm kỵ tại Thái Lan, đồng thờ🌺i yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập hiến pháp mới.
Các cuộc biểu tình do sinh viên Thái La🅠n dẫn đầu diễn ra gần như hàng ngày trong tháng qua, tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16/8 thu hút số lượng lớn tham gia ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi trải qua nꩲhiều thập niên biểu tình và kết thúc bằng các cuộc đảo chính quân sự.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho hay "Thủ tướng đã bày tỏ quan ngại với các quan chức và những người biểu tình nhằm tránh bạo lực". Ông Prayuth cũng lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây🌌 dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ. Cung điện hoàng gia Thái Lan hiện chưa bình luận thông tin.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau 🤡cuộc đảo chính quân sự lật đổ Yingluck Shinawatra. Sauꦫ cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bất bình của người Thái Lan ngày càng tă🐼ng, liên quan các cáo buộc tham nhũng, các vụ bắt một số thủ lĩnh sinh viên vì biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Một số nhóm sinh viên còn ra yêu sách 10 điểm, đòi cải cách chế độ quân chủ do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu, gồm hạn chế quyền lực của vua với 🌸hiến pháp, tài sản hoàng gia và lực lượng vũ trang.
Động thái được xem là phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở Thái⭕ Lan khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm. Tuy nhiên, Vua Vajiralongkorn đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth không thi hành luật khi quân ở thời điểm này.
Mai Lâm (Theo Reuters)