Theo các tài liệu ghi chép, chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu tiên hoạt động, chợ họp ngoài trời, có che mái lá giống như hai chợ cũ. Ảnh: Firmin-André Salles.
Theo các tài liệu ghi chép, chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu tiên hoạt động, chợ họp ngoài trời, có che mái lá giống như hai chợ cũ. Ảnh: Firmin-André Salles.
Trong hình là bến xe phía trước chợ những năm 1890. Thời điểm này, chợ được người Pháp gọi là Grand Marché nhưng Đồng Xuân vẫn là cái tên phổ biến được người dân thủ đô nhắc đến. Ảnh: Trams.
Trong hình là bến xe phía trước chợ những năm 1890. Thời điểm này, chợ được người Pháp gọi là Grand Marché nhưng Đồng Xuân vẫn là cái tên phổ biến được người dân thủ đô nhắc đến. Ảnh: Trams.
Sau khi được chính thức xây dựng vào năm 1890, chợ có 5 vòm cửa và 5 nhà cầu có chiều dài 52 m, cao 19 m, rộng 25 m. Toàn bộ khu chợ có diện tích khoảng 6.500 m2. Mặt tiền mang lối kiến trúc Pháp với 5 phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Ảnh: Flickr.
Sau khi được chính thức xây dựng vào năm 1890, chợ có 5 vòm cửa và 5 nhà cầu có chiều dài 52 m, cao 19 m, rộng 25 m. Toàn bộ khu chợ có diện tích khoảng 6.500 m2. Mặt tiền mang lối kiến trúc Pháp với 5 phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Ảnh: Flickr.
Sau khi hoàn thành, chợ chỉ họp h✃ai ngày một phiên, nhưng về sau do nhu cầu của sự phát triển kinh tế thương mại, chợ họp hàng ngày từ🍰 sáng đến tối. Các mặt hàng được các tiểu thương buôn bán đa dạng, từ hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải vóc, máy móc của Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ...
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành một điểm chiến đấu. Tại đây đã diễn ra các trận chiến giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê Dương của Pháp. Ảnh: Flickr.
Sau khi hoàn thành, chợ chỉ họp hai ngày một phiên, nhưng về sau do nhu cầu của sự phát triển kinh tế thương mại, chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối. Các mặt hàng được các tiểu thương buôn bán đa dạng, từ h🌌àng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải vóc, máy móc của Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ...
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành một điểm chiến đấu. Tại đây đã diễn ra các trận chiến giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê Dương của Pháp. Ảnh: Flickr.
Một phụ nữ gánh hàng trước chợ đầu thập niên 1950. Ảnh: Flickr.
Chợ Đồng Xuân những năm 1960 - 1970, đông người dân qua lại. Ảnh: Flickr.
Tàu điện trên phố Đồng Xuân. Phía sau về bên phải ảnh là chợ Đồng Xuân với 5 gian. Ảnh: Flickr.
Bức ảnh này chụp khoảng năm 1975, trước khi tàu điện ngừng hoạt động vào đầu năm 1990. Ảnh: Flickr.
Hình trên được chụp năm 1989.
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng. Đến năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ gian hàng trong chợ. Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay. Ảnh: Flickr.
Hình trên được chụp năm 1989.
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng. Đến năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ gian hàng trong chợ. Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay. Ảnh: Flickr.
Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với số vốn đầu tư 68 tỷ đồng. Ba tầng có tổng diện tích mặt bằng gần 14.000 m2 với khoảng 2.000 gian hàng. Chợ hiện nay có khu giao dịch, bán hàng, nhiều cầu thang, lối đi với ba lối vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông, 2 cầu thang ngoài trời, 5 cầu thang lên các tầng trên và một hệ thống thang máy. Ảnh: Flickr.
Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với số vốn đầu tư 68 tỷ đồng. Ba tầng có tổng diện tích mặt bằng gần 14.000 m2 với khoảng 2.000 gian hàng. Chợ hiện nay có khu giao dịch, bán hàng, nhiều cầu thang, lối đi với ba lối vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông, 2 cầu thang ngoài trời, 5 cầu thang lên các tầng trên và một hệ thống thang máy. Ảnh: Flickr.
Trải qua hơn 100 năm, chợ vẫn tồn tại gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Không chỉ là nơi bán buôn huyên náo, chợ còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của người dân đất Hà Thành. Ảnh được chụp vào năm 2015. Ảnh: Phong Vinh.
Trải qua hơn 100 năm, chợ vẫn tồn tại gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Không chỉ là nơi bán buôn huyên náo, chợ còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của người dân đất Hà Thành. Ảnh được chụp vào năm 2015. Ảnh: Phong Vinh.
Hiện chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ lớn nhất ở thủ đô, điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Mới đây, ngày 9/4, nhiều tiểu thương đã căng băng rôn phản đối trước tin đồn xây mới chợ Đồng Xuân nhưng UBND quận Hoàn Kiếm cho hay thông tin này là không đúng. Ảnh: Jo Viatjo.
Hiện chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ lớn nhất ở thủ đô, điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Mới đây, ngày 9/4, nhiều tiểu thương đã căng băng rôn phản đối trước tin đồn xây mới chợ Đồng Xuân nhưng UBND quận Hoàn Kiếm cho hay thông tin này là không đúng. Ảnh: Jo Viatjo.
Phong Vinh